Đổi mới quan điểm quản lý thuế của Nhà nƣớc đối với ngƣời nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 87 - 89)

- Số thuế truy thu và phạt qua

1 Thuế giá trị gia tăng 25.068 230.877 204.524 268.979 376

3.1. Đổi mới quan điểm quản lý thuế của Nhà nƣớc đối với ngƣời nộp thuế

TÍNH TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Đổi mới quan điểm quản lý thuế của Nhà nƣớc đối với ngƣời nộp thuế thuế

Đổi mới quan điểm quản lý thuế trên địa bàn TP Đà Nẵng là cần thiết do những xu hƣớng thay đổi tạo ra nhiều sức ép đối với quản lý thuế:

- Xu hƣớng hội nhập hoá đặt ra vấn đề cần có sự thay đổi về quan điểm quản lý thuế nhằm đảm bảo sự hoà nhập của hệ thống quản lý thuế của Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng vào xu hƣớng chung của cải cách thuế trên thế giới nhƣ sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp hội thuế Đông Nam Á (SGATAR), hay những ủng hộ và sự tài trợ cải cách thuế từ WB, IMF.

- Sức ép phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN đặc biệt là nguồn thu ở những thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng để phục vụ nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng lên của chính phủ cho các dịch vụ công của Nhà nƣớc.

- Cải cách hành chính Nhà nƣớc trên địa bàn đang có sự thay đổi về chất từ Nhà nƣớc quản trị sang Nhà nƣớc phục vụ. Đây là định hƣớng cơ bản cho những thay đổi về quan điểm quản lý thuế của Nhà nƣớc đối với NNT.

- Những thay đổi đặc điểm của DN trên địa bàn với số lƣợng tăng nhanh, hoạt động phức tạp hơn và sự tuân thủ thuế khá đa dạng, vƣợt quá năng lực quản lý thuế với trình độ quản lý hạn chế, bó hẹp về nguồn lực. Những thay đổi này đặt ra vấn đề là cần giảm tải cho hoạt động quản lý của Nhà nƣớc.

- Xu hƣớng dân chủ, khuyến khích tính tự chủ bằng thực hiện chế độ uỷ quyền và sự tham gia của DN vào một số quyền quản lý thuế của Nhà nƣớc làm thay đổi quan điểm về quản lý thuế của Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 2, quan điểm chiến lƣợc quản lý thuế đối với NNT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi lớn từ khi triển khai hệ thống TKTN, đó là quan điểm coi NNT là trung tâm, quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế. Tuy nhiên, để tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của NNT, quản lý thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên đổi mới theo những quan điểm sau:

Thứ nhất, NNT không nên chỉ đƣợc quan điểm theo truyền thống là “đối tƣợng quản lý” mà thật sự phải đƣợc đặt ở vị trí “là khách hàng”, là một yếu tố môi trƣờng rất quan trọng của quản lý thuế. Do vậy, cơ quan quản lý thuế đóng vai trò là ngƣời cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Sản phẩm của cơ quan quản lý thuế là các dịch vụ phục vụ quyền lợi cho NNT đã quy định trong luật quản lý thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế của NNT. Việc sản xuất ra các dịch vụ này cần dựa trên những hiểu biết về các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT.

Thứ hai, cơ quan thuế cần triệt để thay đổi quan điểm truyền thống về quản lý thuế đối với NNT từ quan điểm trƣớc đây là quản lý thuế của Nhà nƣớc đối với DN sang quan điểm mới là quản lý của Nhà nƣớc đối với sự nộp thuế của DN. Điều này làm thay đổi một cách căn bản bản chất về vai trò của cơ quan quản lý thu thuế các cấp từ vai trò chủ yếu là điều khiển, cƣỡng chế DN nộp thuế sang vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn và khuyến khích thúc đẩy DN hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thứ ba, quản lý thuế cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan

thuế và DN, tạo ra môi trƣờng tin tƣởng và bình đẳng trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế. Mối quan hệ này có đƣợc khi mọi hoạt động quản lý thuế đều xuất phát từ các yếu tố ảnh hƣởng, nhu cầu và sự quan tâm của DN. Đây là điều kiện để cơ quan thuế nhận đƣợc các hành vi kiên định và phù hợp của DN trên địa bàn.

việc giải quyết tất cả những vấn đề quản lý thuế với số lƣợng DN ngày càng lớn và sự phức tạp ngày càng tăng.

Thứ năm, để khuyến khích sự tuân thủ thuế tự nguyện hơn là làm tăng

hành vi tuân thủ do lo sợ bị phát hiện trốn thuế, cơ quan thuế phải nhấn mạnh vai trò của việc nghiên cứu DN trên địa bàn và môi trƣờng của họ. Qua hoạt động này, cơ quan thuế có thể có cái nhìn cụ thể sâu sắc hơn về hoàn cảnh và hành vi của DN.

Cuối cùng, quá trình hoạt động của cơ quan thuế là quá trình làm thay đổi và cải thiện sự tuân thủ của DN. Công chức thuế cần nhận thức đƣợc hành vi nghề nghiệp và thái độ của họ sẽ tác động đến khách hàng và sự tuân thủ thuế trong tƣơng lai. Công chức thuế cần tin rằng đa số DN là muốn làm đúng để hiểu DN, giúp đỡ họ nhằm đạt mục tiêu quản lý thuế đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 87 - 89)