CCT Hải Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 46)

- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều

CCT Hải Châu

Hải Châu CCT ThanhKhê CCT Liên Chiểu CCT Sơn Trà CCT Ngũ Hành Sơn CCT Cẩm Lệ QL ĐẤT

1. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT (Phòng TTHT): có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế (Phòng KK&KTT): có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

3. Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế (Phòng QLN): có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

4. các phòng Kiểm tra thuế: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kê khai thuế; kiểm tra thuế, kiểm tra trƣớc hoàn thuế GTGT tại các DN, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

5. Các phòng Thanh tra thuế: có nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác thanh tra DN trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán (Phòng TH-NV-DT): có nhiệm vụ chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; xử lý hoàn thuế GTGT khối Chi cục; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo công chức, công chức thuế trong nội bộ ngành; tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế quản lý.

7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân (QLT TNCN): có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

8. Phòng Kiểm tra nội bộ (Phòng KTNB): có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; phúc tra; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả

khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

9. Phòng Tin học: có nhiệm vụ tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành Thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hƣớng dẫn, đào tạo công chức thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.

10. Phòng Tổ chức cán bộ (Phòng TCCB): có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, tiền lƣơng, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thƣởng trong nội bộ Cục Thuế.

11. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ (Phòng HC-QT-TV- AC): có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

12. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: có chức năng tham mƣu giúp Cục trƣởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.

13. Tại 07 Chi cục Thuế trực thuộc: 07 Chi cục Thuế trực thuộc cũng đƣợc hình thành các Đội thuế hoạt động theo chức năng nhƣ tổ chức của Cục Thuế.

Nhìn chung, bộ máy thu thuế đƣợc tổ chức nhằm thực hiện theo chức năng. Tuy nhiên, vẫn còn đƣợc tổ chức theo sắc thuế (QLT TNCN, quản lý các khoản thu từ đất), điều này cho thấy tổ chức bộ máy thu thuế của ngành thuế vẫn chƣa hoàn toàn theo chức năng mà vẫn còn sự đan xen với quản lý theo sắc thuế và là một bƣớc “quá độ” trong hiện đại hóa công tác hành chính thuế ở Việt Nam hiện nay.

trình độ Đại học và trên Đại học tăng từ 52,3% năm 2008 lên 70,2% năm 2012. Cục Thuế luôn quan tâm đào tạo nhằm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nƣớc cho công chức nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong tình hình mới. Chính sách tuyển dụng đã có sự đổi mới về cộng điểm ƣu tiên theo quy định của Nhà nƣớc, không có sự phân biệt thí sinh là con cán bộ công chức ngành thuế hay thí sinh tự do bên ngoài. Đây chính là “điểm đột phá” của ngành thuế, thể hiện qua bảng 2.1, nhƣ sau:

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ công chức tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng TT Trình độ CBCC Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu chuyên môn 577 583 596 602 591

1 Trên đại học 2 3 6 6 10 2 Đại học 300 310 327 345 405 3 Trung cấp 265 260 253 241 166 4 Khác 10 10 10 10 10 Chỉ tiêu nghiệp vụ 1 Tin học 481 496 503 510 485 2 Ngoại ngữ 380 410 452 472 477

Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ công chức hàng năm củaCục Thuế

thành phốĐà Nẵng[7]

Với cơ cấu tổ chức của ngành thuế và sự thay đổi từ quản lý thuế theo sắc thuế và theo đối tƣợng sang thực hiện quản lý thuế theo chức năng đã cho thấy một sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, sự thay đổi này cần phải đƣợc thực hiện trên sự kế thừa từ công tác quản lý thuế trƣớc đó.

Nhìn chung, ngành thuế đang thay đổi phƣơng thức làm việc và cùng với cải cách thủ tục hành chính của Nhà nƣớc, Bộ Tài chính đã ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế (Quyết định số 693/QĐ-BTC ngày 05/4/2013). Đặc biệt, Ngành Thuế đã và đang thực hiện quản lý thuế theo

Tuyên ngôn ngành Thuế (Quyết định số 1766/QĐ-TCT ngày 01/11/2012 của

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế), thể hiện sự cam kết của cơ quan thuế với

NNT bằng phƣơng châm hành động “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới” [18]. Ngoài ra, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 thực hiện quản lý thuế theo Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008.

Việc công bố bộ thủ tục hành chính thuế, Tuyên ngôn ngành Thuế cũng nhƣ Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008, có thể nói là một bƣớc tiến trong quản lý thuế, là một tiêu chuẩn để công chức thuế thực hiện, đảm bảo sự minh bạch trong thủ tục hành chính, là tiêu chí để công chức thuế phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, đây cũng là sự cam kết của ngành thuế đối với NNT, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong thực hiện thủ tục để hoàn thành nghĩa vụ thuế của NNT.

Với những kết quả phấn đấu về hành chính và con ngƣời của ngành thuế đã đƣợc đề cập ở trên, để bắt kịp với sự cải cách hành chính thuế, công chức thuế cần phải thay đổi nhiều hơn nữa về văn hóa công sở và trình độ chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)