Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 65)

- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều

2.2.4. Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế

Thanh kiểm tra là yếu tố thông qua ảnh hƣởng kinh tế và ảnh hƣởng tâm lý sẽ tác động lên cấp độ tuân thủ của DN. Thanh kiểm tra là một trong những chức năng đảm bảo sự tuân thủ. Tuy nhiên, để thanh tra đạt kết quả và hiệu quả, cơ quan thuế phải có đƣợc sự hợp tác của DN. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi ngành thuế hƣớng tới một cơ quan thuế có vai trò phục vụ.

Trên cơ sở các chƣơng trình, chính sách và quy trình đã đƣợc xây dựng ở Tổng cục Thuế, thanh tra thuế trên địa bàn Đà Nẵng lập kế hoạch thanh tra cho năm kế hoạch.

Bộ máy thanh kiểm tra thuế đối với DN trên địa bàn Đà Nẵng có sự thay đổi lớn cùng với thay đổi cơ cấu tổ chức ngành thuế từ cơ cấu theo nhóm NNT sang cơ cấu kết hợp chức năng và nhóm NNT và hiện nay là cơ cấu theo chức năng với sự chuyên môn hoá cao chức năng thanh tra thuế [1, tr86].

Tổng cục Thuế có Vụ Thanh tra với trách nhiệm định hƣớng và quản lý hoạt động thanh kiểm tra toàn ngành thuế. Cục Thuế Đà Nẵng có các bộ phận chuyên môn hoá theo chức năng kiểm tra và thanh tra thuế, hiện nay có 2 phòng thanh tra và 2 phòng kiểm tra thuế. Chi cục Thuế có các tổ đội kiểm tra thuế. Chuyên môn hoá giúp công chức thuế nâng cao kỹ năng và trình độ, đảm bảo thanh kiểm tra thuế có hiệu lực. Sự chuyên môn hoá này không những giúp cơ quan thuế phát hiện ra những DN miễn cƣỡng và từ chối tuân thủ mà còn góp phần phát hiện những vấn đề không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế, tìm hiểu lý do vi phạm của DN nhằm thúc đẩy tuân thủ theo hƣớng tích cực hơn.

Hiện nay, hoạt động thanh kiểm tra thuế tập trung vào mục tiêu cơ bản là chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT; tập trung thức đẩy việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu NNT một cách hiệu quả [1, tr 90].

Nội dung thanh kiểm tra thuế trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là đổi mới thanh kiểm tra dựa trên xây dựng và hiện đại hoá hệ thống cơ sở dữ liệu về DN và phân tích thông tin để đánh giá đúng DN cần thanh kiểm tra.

Để thực hiện chƣơng trình, ngành thuế đã ban hành các chính sách thanh tra. Chính sách này đƣợc quy định trong luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các bƣớc cụ thể thực thi chính sách đƣợc chi tiết hoá trong quy trình thanh kiểm tra bao gồm quy trình lập kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm, quy trình thực hiện phân tích sâu về NNT, quy trình thanh tra tại trụ sở DN, quy trình lập báo cáo thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra [15].

Khi việc tuân thủ không đƣợc thực hiện trên cơ sở tự giác Cơ quan Thuế cần phải xác định và đối phó với các rủi ro do việc không tuân thủ gây ra bằng việc đề ra các biện pháp xử lý rủi ro. Thanh tra là một chiến lƣợc cho phép cơ quan thuế thực hiện các biện pháp trừng phạt có hiệu quả và giải quyết các trƣờng hợp nằm trên đỉnh của “Tháp tuân thủ” (quyết tâm không

Thanh tra đóng vai trò là biện pháp trừng phạt của nhà nƣớc giúp cho cộng đồng nhận thức đƣợc quyền lực cƣỡng chế của cơ quan thuế và qua đó khuyến khích việc tuân thủ.

Hiệu quả của một chƣơng trình thanh tra thành công không chỉ giới hạn là hiệu quả trực tiếp của một biện pháp riêng lẻ (thu bổ sung, lãi hoặc phạt và cƣỡng chế tuân thủ). Dƣới nhiều giác độ, hiệu quả gián tiếp của việc duy trì mức độ tuân thủ trong chƣơng trình thanh tra rõ ràng và quan trọng hơn:

- Hiệu quả thực hiện đúng sẽ làm cho từng NNT di chuyển dần xuống nhóm thuộc phần đáy của Tháp tuân thủ.

- Hiệu quả ngăn chặn sẽ làm cho nhóm khách hàng hiểu rằng mối quan tâm của họ là phải tuân thủ tốt hơn.

- Hiệu quả phòng ngừa gián tiếp sẽ có tác động ngăn chặn đƣợc nhìn nhận là sẽ thanh tra cả các trƣờng hợp khác đối với các biện pháp khác.

Trƣớc đây, phƣơng pháp thanh tra của cơ quan thuế còn nhằm vào tất cả các đối tƣợng, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của NNT để lập kế hoạch và tổ chức thanh tra đúng đối tƣợng thanh tra ngay từ đầu. Vì thế, nhiều NNT không có hành vi gian lận cũng tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho NNT, vừa gây lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế. Thực hiện chiến lƣợc cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, từ ngày 01/7/2007 (ngày có hiệu lực của Luật quản lý thuế), cơ quan thuế đã chuyển hẳn từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các NNT sang cơ chế thanh tra theo mức độ vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra (gọi là thanh tra theo mức độ rủi ro về thuế) theo mô hình sau:

- Chuyển đổi từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm;

- Chuyển hoạt động thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế;

- Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Sau hơn sáu năm áp dụng cơ chế mới, công tác thanh tra đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ: việc lựa chọn đối tƣợng và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã có chọn lọc, tập trung, theo tiêu chí thống nhất; hạn chế sự can thiệp chủ quan trong việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra; việc phân loại DN, phân tích, đánh giá rủi ro cũng đã giúp cơ quan thuế nắm đƣợc mức độ tuân thủ của NNT, xác định đƣợc nội dung, phạm vi cần tập trung thanh tra, kiểm tra, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại DN.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế

Xác định đây là nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra thuế, góp phần thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của ngành Thuế. Vì vậy, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng đã xây dựng các tiêu chí để phân loại rủi ro hồ sơ khai thuế (nhƣ khai doanh thu không sát thực tế kinh doanh theo thời vụ, có số thuế GTGT âm liên tục không lập hồ sơ đề nghị hoàn, có tăng giảm đột biến về doanh thu, về số thuế phải nộp, đồng thời lƣu ý đến các doanh nghiệp hoạt động xây lắp, san lấp mặt bằng, kinh doanh khách sạn, ăn uống..), tiến hành rà soát hồ sơ khai thuế, qua đó đã phát hiện, khai thác tăng thu cho NSNN, cụ thể:

Bảng 2.3 - Số hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế qua các năm

Thời gian Tổng số hồ sơ nộp tại cơ quan Thuế hàng năm Số hồ sơ kiểm tra tại Cơ quan thuế Tỷ lệ (%) số HS kiểm tra/ tổng số HS gửi đến C.quan thuế

Tổng số thuế phải nộp tăng thêm qua kiểm tra HS tại Cơ quan thuế (tr đồng)

Tổng số TNDN Thuế GTGT Thuế khác Thu 2008 -

2010 299.071 28.411,7 9,5 10.961 9.494 1.283 184

2011 94.020 9.552,4 10,16 4.199 4.026,8 172,2

2012 97.625 6.619 6,78 5.020 957 1.992 2.071

Tổng 490.716 44.583,1 9,1 20.180 14.477,8 3447,2 2.255

Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế hàng năm của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng [5]

thực hiện đầy đủ các bƣớc công việc theo quy định. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra DN năm qua các năm từ 2008 - 2012 theo kế hoạch, bộ phận kiểm tra thuế đã thực hiện công tác đánh giá, phân loại đối tƣợng kiểm tra theo các tiêu chí: DN có số thuế hoàn lớn, đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế hoặc các DN lỗ liên tục nhƣng vẫn đầu tƣ mở rộng, các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, các DN theo chủ trƣơng kiểm tra của ngành…; đồng thời phân tích hồ sơ khai thuế, xác định cụ thể nội dung trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề có độ rủi ro cao cần thanh tra, kiểm tra chặt chẽ hơn; lập báo cáo đề xuất nội dung trọng tâm, phạm vi cần kiểm tra tại trụ sở NNT nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.

Bảng 2.4 - Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn (2008 - 2012)

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)