- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều
2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng ở Việt Nam. Toàn thành phố có diện tích 1.285,4 km² (trong đó phần đất liền là 980,4km² và phần huyện đảo Hoàng Sa là 305km²). Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện (Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa), gồm 45 phƣờng và 11 xã. Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 ngƣời. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 ngƣời. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc tiểu vùng Mê Kông. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Năm 2012, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của Đà Nẵng là 46.368,6 tỷ đồng, tăng 9,1%, trong khi kế hoạch tăng 13 - 13,5%. Giá trị ngành dịch vụ tăng 13,7%, trong khi kế hoạch tăng 16-17%. Công nghiệp tăng 8,6% trong khi kế hoạch tăng 11-12%. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2012 ƣớc đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng, đạt 95,2%, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn về vốn, thị trƣờng phải thu hẹp, tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giải thể, phá sản. Nhiều dự án đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng do khó khăn
về vốn phải tạm ngừng hoặc không triển khai, làm giảm tốc độ tăng trƣờng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn.
Lực lƣợng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 ngƣời, đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 ngƣời, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lƣợng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010. GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng. Năm 2012, đạt 14.230 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt 2.283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung của Việt Nam. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2012 đạt hơn 26 nghìn tỉ đồng. Sau 15 năm luôn vƣợt chỉ tiêu thu ngân sách thì vào năm 2012, Đà Nẵng hụt thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Tổng thu NSNN năm 2012 là 6.905,8 tỉ đồng trong khi năm 2011 là 11.099,5 tỉ đồng.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tƣ về môi trƣờng đầu tƣ. Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mới đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thƣơng mại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%. Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân 20%/năm. Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su là những lĩnh vực
mũi nhọn đƣợc tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trƣơng ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trƣờng". Năm 2008, chính quyền thành phố đã từ chối hai dự án FDI sản xuất thép và giấy với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ. Thành phố đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phƣơng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020.
Về thƣơng mại, thành phố có 24 trung tâm thƣơng mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây nhƣ Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang,.. Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên với 55 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng và trên 10 đại lý, chi nhánh của các công ty chứng khoán, cho thuê tài chính, mua bán nợ. Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đƣờng Nguyễn Văn Linh khiến con đƣờng này đƣợc mệnh danh là "Phố
Wall" của Miền Trung.
Thời gian qua, Đà Nẵng đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, ngƣời dân trên địa bàn thành phố đƣợc cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua nhiều kênh thông tin nhƣ: website, báo, đài. Các chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ cũng đƣợc các đơn vị thực hiện nghiêm túc.