Tổng quan về người nộp thuế trên địa bàn và đánh giá tính tuân thủ người nộp thuế trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 71 - 74)

- Số thuế truy thu và phạt qua

1 Thuế giá trị gia tăng 25.068 230.877 204.524 268.979 376

2.3.1. Tổng quan về người nộp thuế trên địa bàn và đánh giá tính tuân thủ người nộp thuế trên địa bàn

người nộp thuế trên địa bàn

Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đang từng bƣớc phát triển hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Nhờ những chính sách mở cửa phát triển kinh tế, hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp ra đời, qui mô kinh doanh ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng. Số ngƣời nộp thuế ngày càng tăng lên và đa dạng cả về loại hình (xem Bảng 2.6). Những nhân tố này đã làm tăng khối lƣợng công việc quản lý thuế cũng nhƣ việc nhấn mạnh tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế càng tăng.

Số lƣợng các DN ở Đà Nẵng tăng nhanh nhƣng phần lớn là DN vừa và nhỏ; số DN năm 2008 là 5.534 DN nhƣng đến 2012 trên địa bàn thành phố có 11.427 DN với tổng vốn đăng ký đạt 59,5 nghìn tỷ đồng; 494 dự án đầu tƣ trong nƣớc, tổng vốn đầu tƣ 110,2 ngàn tỷ đồng và 207 dự án FDI, tổng vốn đầu tƣ 3,12 tỷ USD. Sự gia tăng về số DN và vốn đầu tƣ có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế thành phố, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đóng góp tổng sản phẩm xã hội hàng năm tăng 13%; qua đó đã giải quyết việc làm cho hơn 3,3 vạn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; đặc biệt tạo nguồn thu cho NSNN ngày một tăng, góp phần bảo đảm anh sinh xã hội. Tuy DN tăng mạnh về số lƣợng nhƣng chậm cải thiện về chất lƣợng, số lƣợng nhiều nhƣng không mạnh, chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác với nhau

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phần lớn DN là vừa và nhỏ, hạn chế về vốn, nguồn lực, công nghệ; chƣa hoạch định đƣợc chiến lƣợc dài hạn, hoạt động chủ yếu mang tính tự phát chạy theo thị trƣờng, vì lợi nhuận trƣớc mắt; chƣa quan tâm nhiều thƣơng hiệu, hình ảnh DN. Khả năng tiếp cận và xử lý thông tin về thị trƣờng, những định chế và thông lệ quốc tế còn hạn chế, dẫn đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng nhƣ hiện nay còn hạn chế.

Bảng 2.6 - Số lƣợng các thành phần DN trên địa bàn (2008-2012) Loại hình doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 151 157 166 168 170 2 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 101 119 188 247 286 3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (CTCP, CTTNHH, DNTN,…)

5.282 6.919 7.329 8.972 10.971

Tổng cộng 5.534 7.195 7.683 9.387 11.427

Nguồn: Chương trình quản lý thuế của Cục Thuế TP Đà Nẵng, 2013[26]

Qua bảng 2.6 cho thấy tỷ trọng các DN tập trung vào khu vực DN NQD khá lớn, chiếm hơn 95% tổng số lƣợng DN hoạt động trên địa bàn. Điều này cho thấy, đây là khu vực thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và là khu vực giải quyết đƣợc lƣợng lao động cho xã hội.

Là một địa bàn đông dân số, có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý (có sông, biển, núi,…), trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đạt đƣợc nhiều thành tựu ấn tƣợng và để có đƣợc thành tựu đó không thể không kể đến sự đóng góp của cộng đồng DN đã và đang hoạt động tích cực, hiệu quả. Nhiều DN liên tục là tấm gƣơng điển hình trong việc chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những điển hình tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thì vẫn còn không ít NNT vi phạm pháp luật thuế.

Nhƣ đã đề cập trong phần lý thuyết, sự tuân thủ thuế của NNT không đơn giản chỉ là tuân thủ hay không tuân thủ mà thay đổi ở nhiều mức độ phức

- sẵn sàng tuân thủ; (2) chấp nhận - cố gắng tuân thủ; (3) miễn cƣỡng - chống đối; và (4) từ chối - không hợp tác, thể hiện hành vi của DN đối với nghĩa vụ thuế và quản lý thu thuế. Đặc điểm ở từng cấp độ tuân thủ thuế của DN đƣợc thể hiện ở ba chỉ số tự nguyện, nộp đủ và đúng thời gian. Đánh giá chung là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT trên địa bàn TP Đà Nẵng còn ở mức độ trung bình. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn còn diễn ra với mức độ ngày càng tinh vi phức tạp.

Bảng 2.7 - Thu nội địa ngân sách nhà nƣớc tại Đà Nẵng (tỷ đồng)

Tổng thu NSNN trên địa bàn 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng cộng 5.795,8 5.183,7 8.967,6 11.099,5 6.905,8

Thu từ DN Nhà nƣớc trung ƣơng 714,2 746,7 847,5 866,4 961,9

Thu từ DN Nhà nƣớc địa phƣơng 103,3 94,8 146,8 135,8 112,2

Thu từ DN có vốn đầu tƣ nƣớcngoài 495,2 501,3 759,8 904,5 886,6 Thu từ các DN ngoài quốc doanh 648,3 674,5 1.370,4 1.725,7 1.490

Lệ phí trƣớc bạ 173,6 229,7 309,5 375,1 248

Phí xăng dầu/BVMT 153,5 264,3 289 279,5 325,8

Thuế thu nhập cá nhân 137 232,6 436,1 538,1 535

Thuế nhà đất/SDĐPNN 20,4 24,0 26,8 29,7 29,4

Thu phí, lệ phí 121,8 121,7 113 147,9 162,5

Thu tiền sử dụng đất 3.039 2.242,8 4.600,2 5.426,6 1.539,9

Thuế chuyển quyền SDD 136,9 0,5 0,04

Thu cho thuê mặt đất, mặt nƣớc 52,5 50,8 68,5 45,6 109,4

Thu khác 0,05 624,6 505,1

Nguồn báo cáo thu ngân sách giai đoạn 2008 - 2012 của Cục ThuếĐà Nẵng[4]

Trong thực tế, NNT đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thuế tăng nhanh qua các năm đã làm tăng gánh nặng trong quản lý thuế. Đặc biệt, những NNT này có thực sự tồn tại và kinh doanh hay không là một vấn đề khó khăn cho công tác quản lý thuế. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Đà Nẵng thì số lƣợng các doanh nghiệp thành lập lớn, nhƣng số lƣợng còn thực tế hoạt động xấp xỉ 89% số đăng ký. Điều này đã phần nào cho thấy công tác quản lý NNT còn gặp nhiều khó khăn phức tạp và mức độ tuân thủ

thuế phải đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và kỹ càng.

Hàng năm các DN thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn đã đóng góp cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, thể hiện qua bảng 2.7.

Thu ngân sách từ các DN tăng dần qua các năm từ năm 2008 là 5.795,8 tỷ đồng, đến năm 2011 là 11.099,5 tỷ đồng. Năm 2012 là 6.905,87 tỷ đồng giảm rất nhiều so với năm 2011 do năm 2012 có ảnh hƣởng do suy thoái kinh tế trên thế giới, tổng số thu nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giảm nhiều nhất ở thu tiền sử dụng đất.

Bên cạnh những DN kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, góp phần cùng ngành thuế thành phố hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch thu hàng năm, còn một số DN có biểu hiện kinh doanh trốn thuế, lách thuế nhƣ bán hàng hoá không lập hoá đơn, trốn doanh thu, không kê khai nộp thuế, dùng hoá đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa đầu vào nhằm để giảm thu nhập chịu thuế...do vậy một mặt cần tiếp tục nâng cao nhận thức của NNT về chấp hành pháp luật thuế, mặt khác phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi một cách hiệu quả, hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 71 - 74)