Các phương pháp để đo lường mức độ tuân thủ của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 34)

- Nhóm sẵn sàng tuân thủ Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia Thái độ của nhóm này là sẵn sàng làm điều

1.2.3. Các phương pháp để đo lường mức độ tuân thủ của người nộp thuế

Nhƣ đã phân tích ở trên, hành vi tuân thủ của NNT nếu căn cứ theo nghĩa vụ của NNT với cơ quan thuế là khá đa dạng, đặc biệt với mỗi nhóm NNT lại có mức độ tuân thủ khác nhau. Do vậy, phải sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng mức độ tuân thủ của NNT.

Phương pháp thống kê: Cơ quan thuế xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và

thống kê, phân tích số liệu trên cơ sở các dữ liệu sẵn có của mình. Thông thƣờng, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để đo lƣờng các chỉ tiêu nhƣ:

 Tổng thu thực tế/tổng thu mục tiêu (kế hoạch) hàng năm.  Khoảng cách thuế = 1 – (tổng thu thực tế/tổng thu tiềm năng)

 Số lƣợng hồ sơ khai thuế nhận đƣợc/số lƣợng hồ sơ doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

 Số lƣợng hồ sơ khai thuế nhận đúng thời hạn/số lƣợng hồ sơ khai thuế nhận đƣợc.

 Số thuế cần tăng thêm sau thanh tra thuế (số theo kế hoạch)/nghĩa vụ thuế kê khai.

 Số thuế tăng thêm thực tế thu đƣợc/số thuế cần phải tăng thêm sau thanh tra thuế.

 Số nợ thuế thu đƣợc/số nợ thuế thực tế tính vào đầu năm thu nợ.  Số trƣờng hợp tránh thuế và trốn thuế ...

Phƣơng pháp thống kê có ƣu điểm là sử dụng đƣợc các dữ liệu sẵn có và dễ dàng cho việc triển khai xây dựng các ứng dụng phục vụ cho hoạt động của cơ quan thuế. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là các chỉ tiêu thống kê chƣa phản ánh đƣợc một cách tổng thể và chính xác tình hình tuân thủ của NNT.

Phương pháp điều tra chọn mẫu: Cơ quan thuế thực hiện lựa chọn ngẫu

nhiên các tờ khai trong dữ liệu của mình, sau đó thực hiện kiểm tra, đánh giá xem tờ khai có nộp đúng hạn không, có kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực không... Phƣơng pháp này có ƣu điểm là kết quả điều tra có tính khoa học và độ chính xác cao nhƣng chi phí thực hiện không nhỏ.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Thông qua việc so sánh, phân

tích một số nội dung trên báo cáo tài chính của NNT để dự báo khả năng xảy ra trƣờng hợp một NNT hay một nhóm NNT không tuân thủ pháp luật thuế.

- Phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính qua các năm, qua đó xác định xu hƣớng thay đổi và tìm ra những vấn đề rủi ro trong việc xác định số thuế phải nộp.

- Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là việc xác định tỷ lệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính với số tổng, sau đó so sánh với mức

bình quân chung của ngành để đánh giá rủi ro có thể có đối với từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của NNT.

Ngoài ra, ngƣời ta còn sử dụng một số phƣơng pháp khác để đo lƣờng tính tuân thủ của NNT, nhƣ:

Điều tra, khảo sát: Cơ quan thuế phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác

thực hiện điều tra, khảo sát NNT về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là tiếp cận đƣợc với một số lƣợng lớn NNT và cũng cho thấy trình độ hiểu biết, thái độ tuân thủ cũng nhƣ những vấn đề khó khăn của NNT khi thực hiện nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, số liệu thu thập đƣợc và mức độ tin cậy của số liệu thu đƣợc qua điều tra, khảo sát phụ thuộc rất nhiều vào cách thức xây dựng các bảng câu hỏi và cách thức tổ chức điều tra, khảo sát.

Quan sát trực tiếp: Khi cơ quan thuế có thể thu thập đƣợc số liệu tin cậy và xác định đƣợc khá chính xác số thuế phải nộp của NNT, cơ quan thuế sẽ thực hiện so sánh số dự tính với số kê khai của NNT để đánh giá mức độ trung thực trong việc kê khai của họ. Phƣơng pháp này có tính chính xác cao nhƣng khó có thể áp dụng rộng rãi do những khó khăn trong việc khai thác và kiểm soát các nguồn cung cấp thông tin.

- Xây dựng mô hình phân tích: Thông qua việc tổng hợp các số liệu, chỉ tiêu liên quan đến tính tuân thủ của NNT qua nhiều năm, cơ quan thuế có thể xây dựng các ngƣỡng giới hạn đối với các số liệu, chỉ tiêu này. Các trƣờng hợp số liệu kê khai, tính toán vƣợt các ngƣỡng giới hạn đƣợc coi là có nhiều nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế.

Các phƣơng pháp thông dụng đƣợc đề cập ở trên thƣờng đƣợc dùng để đo lƣờng, đánh giá mức độ tuân thủ của NNT. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, không có một phƣơng pháp nào có thể đo lƣờng một cách tuyệt đối đúng và toàn diện mức độ tuân thủ của NNT. Vì vậy, cơ quan thuế cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình lựa chọn kết hợp nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng, đánh giá mức độ tuân thủ của NNT cho phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 34)