.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi giáo viên, đồng thời cũng phải sàng lọc những giáo viên yếu kém, thiếu sự cố gắng rèn luyện, tu dưỡng, học tập để từ đó bố trí sang công việc khác phù hợp hơn.

Đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Các loại hình đào tạo gồm có: Đào tạo mới để bổ sung đội ngũ; Đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên tiểu học; Đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên được bố trí công việc khác.

Về trình độ đào tạo: Trình độ chuẩn của giáo dục tiểu học là trung học Sư phạm (9+3 và 12+2). Trên trình độ chuẩn: Cao đẳng Sư phạm tiểu học; Đại học Sư phạm tiểu học; Thạc sỹ giáo dục tiểu học.

Về loại hình đào tạo: Đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho giáo viên:

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng hoặc nâng cao một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức tin học, trình độ sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên gồm những loại hình sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa: áp dụng cho những đối tượng chưa đạt chuẩn theo quy định; Bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ: áp dụng cho toàn thể đội ngũ giáo viên, kết hợp bổ túc các kiến thức mới chuyên sâu với bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới; Bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục (nhà trường, tổ khối).

Bên cạnh đó, trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho mỗi giáo viên có thời gian phù hợp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ; Khuyến khích và có chế độ ưu đãi trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng là chính; Xây dựng mỗi nhà trường thực sự là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên. Việc tự bồi dưỡng giáo viên có một tầm quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, vậy nên tự bồi dưỡng cần phải được tiến hành thường xuyên, chu đáo, tỉ mỉ, có hiệu quả.

Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, sau đó duy trì, không làm mai một đi những gì đã nhận được trong giai đoạn đào tạo ở trường sư phạm, vừa bù đắp những khiếm khuyết mà lúc đào tạo để lại, vừa củng cố cái được đào tạo đủ để đáp ứng phát triển năng lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát triển giáo dục.

Do đặc thù ngành giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục, đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên, các kiến thức, phương pháp dạy học luôn thay đổi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bồi dưỡng càng được quan tâm thì càng tạo sự năng động, sáng tạo cho giáo viên. Vai trò của người giáo viên với những phẩm chất đạo đức tốt cùng với kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng sẽ tạo được uy tín và khả năng giáo dục hiệu quả.

1.3.6.Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách cho đội ngũ phát triển

Tạo được môi trường làm việc tốt cũng như có được những chính sách phù hợp với nhà giáo, đó chính là những yếu tố tích cực, có tác động không nhỏ đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và hiệu quả giáo dục tiểu học. Trong công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên cần phải xây dựng được những chính sách sau:

Xây dựng, đổi mới, bổ sung chế độ, chính sách như lương bổng, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp khu vực, chính sách thu hút, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng để tạo động lực thực sự cho giáo viên. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 có nêu: Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và có uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.

Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo là một trong bảy nhiệm vụ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 15/06/2004 đã nêu: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đãi ngộ cũng như các điểu kiện đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ đó nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.

Việc xây dựng chính sách đúng (gồm chính sách chung của nhà nước và chính sách của từng địa phương) và thực hiện các chính sách đầy đủ, kịp thời có tác động rất lớn tới tâm lý người giáo viên, làm cho họ có tư tưởng thoải mái, vui vẻ, an tâm công tác. Việc nhận thức được sự quan tâm, đãi ngộ xứng đáng của nhà nước và địa phương sẽ tạo động lực cho người giáo viên không ngừng phấn đấu, không ngại vượt khó vượt khổ, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.

Môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên quan trọng nhất là xây dựng được một bầu không khí dân chủ, cởi mở và đoàn kết, tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên.

1.3.7.Thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Nhìn chung, bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành hệ thống một chiều, một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện.

Có thể nói, thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên là một khâu vô cùng quan trọng, là phương pháp để xếp loại, phân loại đội ngũ giáo viên trong từng năm học. Qua đó khẳng định được hiệu quả của việc quản lý, nhưng đồng thời qua đây rút kinh nghiệm, có điều chỉnh quá trình quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn nữa của công tác quản lý. Dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời vạch ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

Mặt khác, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên có cơ hội để nhìn lại mình, thấy được ưu, khuyết điểm, từ đó có hướng phát huy và phấn đấu. Đơn cử như hoạt động dự giờ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: dự giờ báo trước, dự giờ đột xuất, dự giờ thao giảng. Dự giờ không chỉ để đánh giá giáo viên mà còn là một hoạt động để hỗ trợ giáo viên về chuyên môn rất hiệu quả. Sau mỗi tiết dự giờ, giáo viên được góp ý giờ giảng một cách nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho nhau, học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến, ứng dụng các phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng của đội ngũ thầy cô giáo một cách hiệu quả và thiết thực.

Yêu cầu về thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên: đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ.

Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình đánh giá. Tránh tạo sự căng thẳng hay gây áp lực cho cả phía các nhà quản lý và giáo viên. Các bước đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 và Công văn số 616/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT.

1.4.Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)