Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Nguyên nhân khách quan

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới GD&ĐT, công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên dường như chưa thể thích ứng, chưa phù hợp với thực tiễn tình hình, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới.

Nguyên nhân chủ quan

Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, đặc biệt là những chính sách, quy định về phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách, chế độ đãi ngộ đối với GV và CBQL. Cơ chế, chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa động viên khuyến khích được GV làm việc và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Số GV hợp đồng với trường chưa được quan tâm, đãi ngộ thoả đáng, mức lương chưa đảm bảo khiến họ chưa ổn định về tư tưởng, chưa yên tâm công tác, số lượng học sinh đầu vào hàng năm tăng, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, giáo viên giỏi các cấp có xu thế chuyển vào nội thành gây ra hiện tượng chảy máu chất xám, làm cho các trường đã thiếu lại càng thiếu hơn.

Đội ngũ GV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, tỷ lệ GV nam rất thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, đổi mới phương pháp còn hạn chế. Phần lớn đội ngũ GV nhiệt tình, song kinh nghiệm trong giảng dạy còn hạn chế. Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Một số giáo viên giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, không muốn học tập để nâng cao trình độ trên chuẩn. Chế độ chính sách chưa thoả đáng đối với các giáo viên giỏi.

Một số trường chưa chú ý đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Điều kiện dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng còn hạn chế. GV phải tự lo kinh phí, không có sự hỗ trợ của nhà trường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao trình độ. Chế độ khen thưởng cho GV còn chưa kịp thời, chưa được coi trọng và chưa tạo được động lực cho GV cố gắng.

Do tổ chức bộ máy QLGD trong các nhà trường còn chậm kiện toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới. Năng lực quản lý, trình độ lý luận của cán bộ quản lý ở các nhà trường còn hạn chế. Phong cách làm việc chưa được thay đổi theo hướng cải cách hành chính. Phương thức tổ chức bộ máy quản lý còn rập khuôn, máy móc, chưa chú ý tới những người có năng lực quản lý mà lại căn cứ vào trình độ chuyên môn, thâm niên của người dự bị bổ nhiệm. Một số CBQL và GV chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác đào tạo nên không tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực quản lý nên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra và các biện pháp xử lý khắc phục, tư vấn những hạn chế còn chưa kịp thời. Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng đúng mức.

Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Tiểu kết chƣơng 2

Sau khi nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, có thể thấy: Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong những năm qua đã được quan tâm và từng bước được thực hiện, đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng còn có những điểm hạn chế như: Số lượng giáo viên tiểu học vẫn còn thiếu so với nhu cầu phát triển và quy mô đào tạo; Chất lượng giáo viên tiểu học theo yêu cầu và mục tiêu phát triển còn chưa đạt; Cơ chế quản lý, các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc dù được cải thiện hơn trước, song vẫn còn nhiều tồn tại.

Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Đan Phượng, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Với cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1 cùng những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến hạn chế được phân tích ở chương 2, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng và mang tính quyết định đối với chất lượng giáo dục của các nhà trường và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đó sẽ là nội dung được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)