Thực tiễn phát triển giáo dục Tiểu học huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 43 - 49)

1.4.2 .Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Đan Phượng

2.1.2. Thực tiễn phát triển giáo dục Tiểu học huyện Đan Phượng

2.1.2.1. Quy mô phát triển giáo dục

Những năm trước đây, giáo dục Tiểu học của Đan Phượng chưa được đánh giá cao, chưa có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo, số giáo viên giỏi các cấp ít, việc đổi mới phương pháp, đổi mới trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá còn hạn chế.

Từ năm 2012 đến nay, giáo dục Tiểu học của Đan Phượng đã dần đi vào thế ổn định, số học sinh, số lớp trong 3 năm học gần đây tăng dần. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 100%.

Bảng 2.5. Số lượng học sinh tiểu học từng khối lớp từ năm học 2012-2013

đến năm học 2014-2015.

Khối Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Tổng

Năm học Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS

2012-2013 76 2670 77 2695 79 2778 78 2741 78 2442 388 13326 2013-2014 80 2810 78 2745 81 2848 77 2681 74 2268 390 13352 2014-2015 82 2894 79 2779 80 2799 79 2753 77 2582 397 13807

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) 2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, công tác giáo dục toàn diện cho học sinh từng bước được quan tâm. Được sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả, học sinh ngày càng trở nên ngoan hơn, lễ phép, chăm chỉ và có kỹ năng sống.

Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành và bậc học, trong 3 năm qua, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo các trường Tiểu học trong toàn huyện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập. Chỉ đạo và tổ chức triển khai 100% các trường học Tiếng Anh từ khối 3 đến khối 5 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT. 19/19 trường tổ chức học 2 buổi/ngày, đạt 100%; 12835/13801 học sinh học 2 buổi/ngày đạt 93%; Có 5614/5614 học sinh lớp 1,2,3 học tiếng anh chương trình Victoria đạt 100%. Có 18/19 trường học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học tin học.

Về chất lượng đại trà

Bảng 2.6. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Xếp loại Giỏi 46,9% 48,2% 50,7% Khá 35,5% 37,7% 38,65% TB 17,3% 13,85% 10,55% Yếu 0,3% 0,25% 0,1%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Bảng thống kê 2.6 cho thấy, học lực học sinh tiểu học của Đan Phượng 3 năm qua được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng dần đều qua các năm, tỷ lệ học sinh trung bình và yếu cũng giảm dần đều.

Về chất lượng mũi nhọn

Chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố ngày càng tăng. Chất lượng giải được nâng cao, cụ thể ở cấp thành phố, từ năm học 2012 -2013 đến năm học 2014 – 2015, giải Nhất tăng 09 giải, giải Nhì tăng 11 giải, giải Ba tăng 08 giải, năm học 2014 - 2015 có tới 07 giải Quốc gia.

Bảng 2.7. Số lượng giải học sinh giỏi các cấp

Giải HS giỏi Cấp huyện Cấp Thành phố Cấp Quốc gia

Năm học Tổng Nhất Nhì Ba KKTổng Nhất Nhì Ba KK Tổng Ba KK

số số số

2012-2013 968 115 230 301 322 141 15 20 35 71 5 1 4

2013-2014 1216 156 227 388 445 150 19 26 40 65 4 2 2

2014-2015 1061 159 162 329 411 175 24 31 47 73 7 2 5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động tập thể

trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trên địa bàn huyện; Tổ chức có nề nếp và hiệu quả các cuộc thi của học sinh tiểu học ở tất cả các trường tiểu học như: giao lưu văn hóa tuổi thơ, viết chữ và trình bày bài đẹp, giải toán qua mạng, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, chống đuối nước; Chú trọng giáo dục đạo đức để học sinh sớm hình thành thói quen tốt như: biết chào hỏi, biết thưa gửi, biết nhận lỗi và xin lỗi. Tăng cường rèn kỹ năng sống cho học sinh với yêu cầu tự chủ tự lập, mạnh dạn trong giao tiếp như: tự giới thiệu bản thân, nêu động cơ học tập, nói về ước mơ của em, phát biểu cảm tưởng khi tham gia vào thực tế cuộc sống, trình bày ý kiến trước tập thể; Hướng dẫn các em học sinh thực hiện các kỹ năng sống cần thiết như: tham gia giao thông an toàn, tự vệ sinh cá nhân, tránh xa các mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng, phòng chống dịch bệnh…; Tổ chức tiêm chủng, khám sức khỏe và theo dõi sức khỏe học sinh định kỳ.

Một số chỉ tiêu khác

Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm tăng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban ngày càng giảm, không có học sinh bỏ học.

Bảng 2.8. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, lên lớp, lưu ban, bỏ

học

Năm học

2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tỷ lệ

Học sinh lên lớp 99,7% 99,8% 99,92%

Học sinh lưu ban 0,3% 0,2% 0,08%

Học sinh bỏ học 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Qua đó cho ta thấy chất lượng giáo dục 3 năm học vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả này còn chưa đồng đều ở các trường trên địa bàn. Hiệu quả giáo dục huyện Đan Phượng còn ở mức trung bình so với

2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Toàn huyện có 410 phòng học, trong đó 385 phòng đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị dạy học theo quy định, có đầy đủ các phòng chức năng và các công trình phụ trợ, có nguồn nước sạch, hợp vệ sinh. Trường học đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Đến nay, 100% các trường đã có phòng máy tính với 664 máy tính và 20 máy chiếu. Nhiều trường đã xây dựng được phòng học mới kiên cố, trang bị mỗi phòng học 01 ti vi, 01 bộ âm thanh, 01 bộ máy tính. Một số trường xây dựng thư viện và tủ sách dùng chung đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo. Hầu hết các trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên tranh thủ được sự đầu tư của các lực lượng xã hội vào tu sửa, xây dựng mới các công trình, khuôn viên, bồn hoa cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp như các trường Tiểu học: Thọ An, Tân Hội, Đồng Tháp, Thị trấn, Đan Phượng, Liên Trung.

Có 100% số trường Tiểu học học 2 buổi/ngày; 3/19 trường Tiểu học, 17/17 trường Mầm non tổ chức mô hình học bán trú.

Hiện toàn huyện có 39/52 =75% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non đạt 11/17 trường, chiếm 65%, Tiểu học đạt 19/19 trường, chiếm 100%, THCS đạt 10/16 trường, chiếm 63%.

Có 3/19 trường có khu lẻ gồm các trường: Song Phượng, Phương Đình, Thọ An. Trong đó các trường có khu lẻ đều có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Nhận xét chung:

Giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng những năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhiều năm trở lại đây, huyện Đan Phượng luôn là huyện dẫn đầu khối trường ngoại thành thành phố Hà Nội về chất lượng giáo dục tiểu học.

Tuy nhiên, với tiềm năng kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển KT-XH của mình, giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng còn nhiều bất cập:

- Vẫn còn tình trạng học sinh tiểu học chưa được tiếp cận với môn tin học; Công tác giáo dục toàn diện (giáo dục về môi trường, giáo dục về tiết kiệm

năng lượng, giáo dục kỹ năng sống…) thông qua các hoạt động tập thể còn mang tính chỉ đạo điểm, chưa thường xuyên.

- Chất lượng giáo dục tiểu học mũi nhọn mới ở mức trung bình so với các quận nội thành.

- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. Cơ sở vật chất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)