Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng đổi mới phương pháp của huyện Đan Phượng được thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội và của Phòng GD&ĐT huyện. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đổi mới nội dung, chương trình chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa được các nhà trường chú trọng.
Trong thời gian qua, trình độ GVTH huyện Đan Phượng được nâng lên rõ rệt. Qua thống kê đến tháng 6/2015, toàn huyện có 100% số GV đạt trình độ chuẩn và 93,2% số GV trên chuẩn, số GV đạt trên chuẩn ngày một tăng. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH được thực hiện khá tốt. Trình độ và năng lực của đội ngũ GV đảm bảo để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá về công tác bồi dưỡng, kết quả khảo sát cho thấy 3 năm học qua, công tác bồi dưỡng ở huyện Đan Phượng đã triển khai rất hiệu quả các nội dung về bồi dưỡng chuyên đề và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Bảng 2.17. Mức độ hiệu quả nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Đan Phượng
Kết quả Chƣa hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả
Nội dung % % % Chuyên đề 11,3 52 36,7 Nghiệp vụ SP 1,3 68 30,6 Ngoại ngữ 0,3 42 28 Tin học 9,3 56 34,7 Chính trị 3,3 66 30,6 ĐT nâng chuẩn 2 83,3 21,3
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả) Phòng GD&ĐT đã biên chế 19 trường tiểu học thành 04 cụm chuyên môn. Đầu năm học, các cụm chuyên môn tự lên kế hoạch thực hiện sinh hoạt chuyên đề trong cụm và các chuyên đề cấp Huyện (1 chuyên đề/tháng), cấp Thành phố (1 chuyên đề/1 học kỳ) do Phòng GD&ĐT chỉ đạo tổ chức. Tháng 7, tháng 8 hàng năm, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, đặc biệt những nội dung chuyên môn mới phục vụ cho chương trình thay sách như mô hình trường học mới Việt Nam, công nghệ giáo dục Tiếng Việt 1, Tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT.
Hình thức tổ chức các đợt sinh hoạt liên trường đã có tác dụng đáng kể giúp cho GV nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm. Qua hình thức này, các GV giữa các trường khác nhau có cơ hội tiếp xúc, giao lưu học hỏi các sáng kiến, các phương pháp hoặc các kinh nghiệm của cá nhân với nhau trong các giờ dạy cụ thể. GV được thảo luận, thống nhất phương án giải quyết, thực hiện một nội dung chuyên môn hay một chuyên đề nào đó trong quá trình dạy học. Cũng ở hình thức này, qua các giờ dạy, GV được các đồng nghiệp góp ý về giờ dạy, thống nhất phương pháp và triển khai trong toàn huyện.
Đội ngũ GV đã xác định mục đích tự học, tự bồi dưỡng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm rất thiết thực đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Công tác này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị, bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ GD. Thông qua công tác bồi dưỡng, GV đã nắm được một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình sách giáo khoa mới theo từng bộ môn, bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học mới.
Công tác bồi dưỡng tin học cũng được quan tâm, các lớp tập huấn được mở thường xuyên để giúp GV có điều kiện tiếp nhận công nghệ thông tin như: bồi dưỡng chương trình Tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm để phục vụ cho công tác tra cứu thông tin và soạn giáo án hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Phòng GD&ĐT thường xuyên cử GV đi bồi dưỡng tin học hàng tháng theo từng chuyên đề và nâng trình độ theo khung năng lực châu Âu với GV Ngoại ngữ do Sở GD&ĐT tổ chức. Đồng thời chỉ đạo triển khai giảng dạy môn Tin học trong các trường từ lớp 3 đến lớp 5.
Qua kết quả khảo sát, những nội dung cần thiết để đánh giá về công tác bồi dưỡng hầu hết giáo viên đều đánh giá tốt ngoài nội dung "chính sách đãi ngộ cho người đi học" là tỷ lệ đánh giá chưa tốt khá cao (bảng 2.18).
Bảng 2.18. Mức độ hiệu quả của công tác bồi dưỡng của giáo viên
tiểu học huyện Đan Phượng
Hiệu quả Chƣa tốt Bình Tốt Rất tốt
thƣờng
Công tác bồi dƣỡng GV % % % %
Phù hợp với chương trình giảng
2 6 40 48
dạy của GV
Đáp ứng mục tiêu của ngành GD 0 18 46,7 35,3
Nội dung bồi dưỡng 0,7 3,3 76 20
Hình thức bồi dưỡng 2,7 28 56 13,3
Phương pháp bồi dưỡng 3,3 25,3 52 19,3
Hiệu quả các lớp bồi dưỡng 2 24,7 55,3 18
Chính sách đãi ngộ cho GV đi học 63,3 12 18 6,7
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả) Qua đây ta có thể thấy, công tác bồi dưỡng cho GVTH ở Đan Phượng được tiến hành tương đối tốt. Nội dung bồi dưỡng cũng như quy trình thực hiện đảm bảo tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự bồi dưỡng còn hạn chế và chính sách cho GV đi học còn chưa được quan tâm. Việc tổ chức quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT, của BGH các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, kế hoạch đã cụ thể song còn hình thức, chưa tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu, nội dung bồi dưỡng chưa cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ của mỗi trường. Nhiều ý tưởng bồi dưỡng rất hay nhưng khâu tổ chức thực hiện làm chưa tốt dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao. Một bộ
phận GV chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian cho học tập.
Kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn với GV Tiếng Anh do Sở GD&ĐT chỉ đạo thiếu thống nhất và không hợp lý về thời gian. Thời gian bồi dưỡng vào trong năm học và kéo dài 6 tháng. Trong khi mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 GV Tiếng Anh đã gây khó khăn một số trường trong việc phải hợp đồng thêm GV để dạy thay cho các đồng chí GV đi học. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ chưa được GVTH hưởng ứng cao do đây là tiêu chuẩn không bắt buộc
Phong trào chuyên môn của một số trường còn thiếu những GV vững vàng về chuyên môn, đặc biệt, phó hiệu trưởng của một số trường phụ trách chuyên môn nhưng còn yếu và thiếu năng lực.
2.3.6. Việc xây dựng môi trường, đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng
Từ năm 2007, thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Thủ tướng chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng đã giao quyền tự chủ cho các trường tiểu học công lập. Vì vậy, việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ GVTH có nhiều đổi mới với phương châm đầy đủ, kịp thời, minh bạch.
Việc thực hiện chế độ chính sách cho GVTH của huyện Đan Phượng đã được thực hiện đúng theo các quy định của chính phủ về: Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức; Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Chế độ làm việc đối với GV phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đối với GVTH trong biên chế, 100% được chi trả lương và hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước. Bên cạnh đó, 90% các nhà trường có tạo nguồn thu nhập thêm cho giáo viên từ nguồn học phí bán trú và các dịch vụ học tập. Đối với GVTH hợp đồng ngắn hạn đã có sự vận dụng hợp lý các quy
định của nhà nước để hưởng lương bằng nguồn học phí. 100% giáo viên hợp đồng ngắn hạn được đóng BHXH và BHYT.
Trong 04 năm từ 2012-2015, phòng GD&ĐT huyện đã thực hiện nâng lương thường xuyên cho 259 GVTH; nâng lương sớm trước thời hạn cho 09 người GVTH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ chế độ cho 14 GVTH về hưu; giải quyết chế độ cho 05 GV nghỉ hưu sớm theo Nghị định 132/NĐ-CP.
Tuy vậy, công tác đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ GVTH của huyện Đan Phượng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Điển hình là, trong bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay thì thu nhập của đội ngũ GVTH thực sự chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Ngoài chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước, chưa có các chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, khuyến khích các giáo viên có cống hiến lâu năm và đóng góp nhiều thành tích cho giáo dục tiểu học.
Khảo sát tìm hiểu 150 cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng về đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, tác giả nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.19. Thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Đan Phượng
Các mức độ
TT Khách thể khảo sát Rất thoả đáng Thoả đáng Chƣa thoả đáng
% % %
1 CB, CV Sở GD&ĐT 25 50 25
2 CB, CV Phòng GD&ĐT 8,3 41,7 50
3 Hiệu trưởng, phó HT 5,9 41,2 52,9
4 Giáo viên 0 45 55
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả) Thông qua kết quả khảo sát có thể thấy, đa số ý kiến cho rằng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên còn chưa thỏa đáng (53,3%); tỉ lệ cán bộ, giáo viên đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách ở mức khá, tốt còn thấp. GV hợp đồng không được trả lương thoả đáng. Công tác thi đua, khen thưởng
giáo viên tiểu học, mong muốn được nhà nước quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cũng như quyền lợi của mình. Thực tế những năm qua cho thấy, về vấn đề thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVTH, tổ chức Công đoàn ngành GD hoạt động chưa thật sự hiệu quả, kết hợp chưa nhịp nhàng với tổ chức Công đoàn của từng trường trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách của cán bộ, GV chưa được tổ chức Công đoàn trường, Công đoàn ngành GD xử lý kịp thời.
Về vấn đề tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt thuận lợi cho đội ngũ GV, cơ sở vật chất của một số trường còn khó khăn, thiếu thốn, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho việc giảng dạy và bồi dưỡng phát triển GV. Chính sách xây nhà công vụ cho GV còn chưa thực hiện được. Nhiều GV ở xa phải thuê nhà ở.
2.3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng
Đối với hoạt động giám sát và kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ GVTH huyện Đan Phượng, trường tiểu học là đơn vị thực hiện chính. Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT thực hiện hoạt động này bởi các bộ phận chuyên môn theo định kỳ.
Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên được phòng GD&ĐT và các trường tiểu học huyện Đan Phượng tiến hành thường xuyên trong các năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Cụ thể, hàng năm , phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng phân công một cán bộ phụ trách công tác thanh tra, sử dụng đội ngũ thanh tra viên của huyện làm công tác thanh tra, kiểm tra. Nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại GVTH thường tập trung trên 3 mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm. Cụ thể là:
+ Việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trước hết là việc thực hiện các quy định của ngành.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ + Đạo đức, tác phong, lối sống
+ Công tác dự giờ, hồ sơ giáo án, hoạt động chủ nhiệm lớp...
+ Công tác tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, nâng cao tay nghề giáo viên + Dự giờ giảng dạy.
Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015, phòng GD&ĐT huyện cũng đã kịp thời thanh tra, kiểm tra những vụ việc có liên quan đến đội ngũ giáo viên các trường, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, sai phạm trong công tác chuyên môn.
Bên cạnh đó, các hình thức kiểm tra cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT huyện, với công tác tự kiểm tra chéo giữa các đơn vị, phối hợp giữa kiểm tra toàn diện với kiểm tra chuyên đề.
Công tác này thực sự đã giúp cho các cấp quản lý GD, các nhà trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời việc đánh giá, xếp loại được tiến hành có nền nếp hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt trên địa bàn.
Tuy nhiên, kết quả điều tra CBQL giáo dục và GVTH cho thấy, công tác đánh giá, phân loại giáo viên với 3 nhiệm vụ chính: đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đạt hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra GVTH còn mang tính hình thức nên khó có cơ sở để xử lý, nội dung đánh giá còn một số điểm chưa hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng. Phương pháp kiểm tra, đánh giá còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Công tác tư vấn, thúc đẩy còn hạn chế, chưa chỉ ra hướng giải quyết triệt để những khuyết điểm của GV khi thực hiện quy chế chuyên môn.