Về định hướng phát triển giáo dục huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 87)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng phát triển GD – ĐT của huyện có những mục tiêu sau:

Mục tiêu chung

- Phát triển sự nghiệp GD – ĐT của huyện theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốt hơn yêu cầu về phát triển KT – XH;

- Mở rộng quy mô, hệ thống trường lớp theo hướng đa dạng hóa, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; xây dựng xã hội học tập.

- Tập trung, làm chuyển biến mạnh về chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao số lượng, chất lượng học sinh đạt giải cấp thành phố và cấp quốc gia. Tập trung xây dựng trường chất lượng cao cho từng cấp học.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chủng loại giáo viên, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý giáo dục các cấp.

- Phát huy nội lực để phát triển giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, nghiên cứu khoa học.

Những mục tiêu cụ thể

- Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đến năm 2020, phấn đấu có ít nhất 65% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 100% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 5%.

- Tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 100%, trung học cơ sở là 95% trở lên và 95% trẻ trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 80% trẻ em khuyết tật được đi học.

- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

- Phát triển giáo dục thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; xây dựng xã hội học tập. Chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kĩ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.

- Phấn đấu đến năm 2020 có đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu giáo viên, 100% giáo viên được chuẩn hóa, trong đó trên chuẩn từ 95%; giáo viên sau đại học là 15%. Nâng cao trình độ lý luận, năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp, phấn đấu 100% cán bộ quản lý được học qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục theo quy định của Bộ, 68% giáo viên là Đảng viên.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, từng bước tạo điều kiện để học sinh được học tập, tham gia hoạt động cả ngày ở trường.

Đối với giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng, những mục tiêu phát triển được đặt ra cụ thể như sau:

- Xây dựng quy hoạch, quy mô trường lớp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ em trong độ tuổi vào học cấp tiểu học theo địa bàn dân cư phù hợp; Huy động tối đa trẻ em khuyết tật đi học, hòa nhập cộng đồng.

- 19/19 trường tiểu học tiếp tục tổ chức cho 100% học sinh được học 2 buổi/ngày; Mở rộng mô hình bán trú ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tạo

điều kiện tốt nhất để chăm sóc và giáo dục trẻ em; Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường.

- 100% học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ (Tiếng Anh) chương trình 10 năm theo Đề án quốc gia dạy và học Ngoại ngữ cho học sinh phổ thông giai đoạn 2008 – 2020.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, quan tâm tới việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng dạy trong các nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. - Quan tâm, nâng cao trình độ cho CBQL và giáo viên, phấn đấu đạt 100% giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn.

- Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, chú trọng đầu tư đồng bộ các trường chuẩn quốc gia. Quan tâm đầu tư xây dựng khối phục vụ học tập như nhà tập đa năng, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành gắn với trang bị đồng bộ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình.

3.1.3. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Đảm bảo về số lượng

Căn cứ vào số lượng lớp từng giai đoạn để tính toán đủ số giáo viên cần thiết phục vụ dạy học. Đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,5 trở lên. Đảm bảo đủ số giáo viên chuyên về Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Tin học cho

100% các trường tiểu học. Đảm bảo các trường tiểu học có đủ biên chế thư viện, chuyên trách Đội, văn thư, phục vụ.

Đảm bảo về chất lượng đội ngũ

Nâng dần trình độ đội ngũ, phấn đấu đến năm 2020 có 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn, trong đó có 85% giáo viên có trình độ Đại học, 3% giáo viên có trình độ Thạc sỹ. 100% giáo viên Tiếng Anh có trình độ năng lực B2, đáp ứng yêu cầu dạy ngoại ngữ theo Đề án quốc gia (2020), 100% giáo viên đủ tư cách, đủ phẩm chất, đủ năng lực đảm nhiệm được công việc được giao; Nâng tỷ lệ giáo viên xếp loại tốt lên 70%, không có giáo viên xếp loại chưa đạt yêu cầu; 75% giáo viên tiểu học có trình độ A ngoại ngữ trở lên; 100% giáo viên tiểu học

Đảm bảo ổn định cơ cấu

Xây dựng cơ chế để hàng năm tuyển dụng hết chỉ tiêu thành phố giao là những giáo sinh tốt nghiệp ĐHSP tiểu học chính quy, bổ sung cho đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện. Quan tâm đặc biệt việc tuyển dụng bổ sung giáo viên dạy chuyên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về phát triển độingũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phƣợng ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phƣợng

3.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra và nhất thiết phải tuân theo trong quá trình thực hiện. Căn cứ vào cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng ở chương 2 và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng trong thời gian tới. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu như sau:

Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Đan Phượng. Giải pháp được đề xuất sẽ kịp thời khắc phục những bất cập, yếu kém đang tồn tại trong quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng hiện nay.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học phải nhấn vào trọng tâm là nâng cao chất lượng, trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của tiến trình quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Đan Phượng.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng, phù hợp với nền nếp văn hoá, tập quán, lối sống của huyện, tính đặc thù của cộng đồng dân cư và nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT nói chung và cho phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng. Nguyên tắc khả thi giữ một vị trí quan trọng, đòi hỏi khi tiến hành triển khai biện pháp, người quản lý phải nhanh nhạy, dự đoán được các tình huống và xử lý tốt các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện biện pháp để đảm bảo cho các biện pháp được thực hiện có hiệu quả.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới đề xuất không phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng; giải pháp mới sẽ kế thừa đầy đủ các tinh hoa chọn lọc để hoàn thiện hơn và thực sự đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnh môi trường triển khai mới của các biện pháp. Trên thực tế, quá trình phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng đã được quan tâm và có nhiều biện pháp thiết thực đã được đặt ra, song do yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng, nên cần điều chỉnh để đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện phát triển toàn diện về số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcvề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng

3.2.2.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển độingũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng

Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm giúp các cấp quản lý có một cách nhìn tổng thể và có những bước đi đúng đẳn trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng; đưa hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn, đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH của huyện Đan Phượng trước mắt và lâu dài; đồng thời làm cơ sở khoa học cho việc bố trí nguồn nhân lực, tạo các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá giáo viên theo yêu cầu chuẩn hóa, làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của huyện Đan Phượng ở mỗi giai đoạn.

Kế hoạch chiến lược này phải đạt yêu cầu :

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Có tính khả thi cao.

- Góp phần khắc phục được những yếu kém trong công tác xây dựng kế hoạch trước đây.

Nội dung

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan tới giáo dục về tầm quan trọng của việc kế hoạch hóa công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Bồi dưỡng và huấn luyện năng lực lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp và cán bộ các ban ngành có liên quan đến giáo dục.

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện phải nắm bắt tình hình đội ngũ giáo viên, có kế hoạch quy hoạch đội ngũ thông qua các bộ phận chức năng của Phòng GD-ĐT, đặc biệt là bộ phận Tổ chức cán bộ, làm tham mưu để quy hoạch, sắp

xếp lại hợp lý đội ngũ giáo viên cho từng nhà trường. Ngoài ra, muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học, phải dự báo tốt hướng phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng của huyện, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Đề xuất Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, làm cơ sở lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm. Cụ thể: Định hướng bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Định hướng tạo nguồn giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Định hướng đổi mới công tác tuyển dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học trong tình hình phát triển KT – XH; Định hướng đào tạo, tạo nguồn giáo viên chất lượng cao theo các tiêu chí cụ thể về giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, sức khỏe, năng khiếu sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học,khả năng tổ chức hoạt động tập thể; Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên chuyên biệt, giáo viên dạy trẻ khuyết tật, trẻ tự kỉ; Định hướng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học của giáo viên tiểu học; Định hướng nâng cao đời sống và thực hiện ưu đãi cho giáo viên tiểu học ngoài chế độ chính sách quy định của nhà nước.

Xây dựng nề nếp làm việc theo kế hoạch, có mục tiêu, chương trình hành động cụ thể cho cán bộ quản lý giáo dục trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Cách thức tiến hành

Phòng GD&ĐT đề xuất lãnh đạo UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng. Thành phần là: lãnh đạo, chuyên viên của các phòng: GD&ĐT, phòng Nội vụ, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Hội khuyến học, đại biểu chính quyền huyện, xã, đặc biệt cần có sự tham gia của các cán bộ quản lý cấp trường.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm rà soát đội ngũ giáo viên về độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ theo các định hướng đã nêu ở trên; Lập kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cho cán bộ

quản lý giáo dục; Mở các lớp tập huấn về lập kế hoạch cho các cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)