Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi, giới tính, tuổi nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 53 - 127)

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tỷ lệ Tổng số giáo viên 601 604 614 Giáo viên nữ 549 551 560 Độ tuổi trung bình 38,43 39,56 40,73 Số năm trong ngành TB 18,9 19,1 19,5

Số năm dạy Tiểu học TB 18,7 19,1 19,5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) * Độ tuổi

Bảng thống kê 2.11 cho thấy giáo viên tiểu học có độ tuổi bình quân khá cao (độ tuổi trung bình là 40 tuổi). Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, nguyên nhân là do số giáo viên về nghỉ chế độ không nhiều, đồng nghĩa với việc đội ngũ giáo viên đang bị già hoá. Điều này mâu thuẫn với việc trẻ hoá đội ngũ để thích ứng, tạo hiệu quả cao với giáo dục tiểu học vì đặc điểm trẻ em tiểu học thích được học thầy cô giáo trẻ. Tình trạng trên cũng nảy sinh một số vấn đề nữa là việc điều động, luân chuyển GV sẽ rất khó khăn bởi trong quy chế điều chuyển giáo viên ở hầu hết các địa phương có quy định: GV nữ ngoài 45 tuổi, GV nam ngoài 50 tuổi sẽ không nằm trong diện luân chuyển, không phải đi tăng cường. Như vậy, chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa (5 – 6 năm), các trường Tiểu học của huyện Đan Phượng sẽ có đội ngũ giáo viên già và không thể luân chuyển. Đội ngũ GV bị già hoá còn làm cho việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ gặp không ít khó khăn. Đội ngũ GV trẻ, khoẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn (đại học, cao đẳng) sẽ rất ít có cơ hội được tuyển vào biên chế.

* Tuổi nghề

Bảng thống kê 2.11 cũng cho thấy, tuổi nghề trung bình là 18-19 năm đã chứng tỏ đội ngũ giáo viên tiểu học trên toàn huyện có thâm niên công tác ở mức khá. Lực lượng giáo viên có tuổi nghề 18-19 năm được coi là lực lượng

2.2.3. Chất lượng

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đáp ứng được cơ bản nhiệm vụ giảng dạy trong tình hình mới. Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chuẩn, bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai thường xuyên và có hiệu quả.

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Huyện Ủy, Thành uỷ Hà Nội về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Các cơ sở giáo dục đều thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, xây dựng đoàn kết nội bộ, chống những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và hoạt động dạy học. Chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc đánh giá công chức, đánh giá xếp loại đảng viên, kết nạp đảng viên mới được đẩy mạnh. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt 39,3%.

Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực hiện mục tiêu: kỷ cương nghiêm, chất lượng thật, hiệu quả cao. Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các hoạt động xây dựng nông thôn mới, các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện.

Trong năm học 2014 – 2015, các Chi bộ nhà trường, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã có sự phối hợp chặt chẽ chú trọng vào thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, phong trào thi đua 2 tốt, xây dựng văn hoá ứng xử, giao tiếp. Nhiều chi bộ trường học đã được công nhận “Trong sạch vững mạnh”. Công đoàn ngành ủng hộ 150 triệu đồng cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, tổ chức tốt việc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tổ chức thành công Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng. Mối quan hệ, phối hợp trong chỉ đạo và hoạt động của toàn ngành, mỗi nhà trường với Đảng bộ, chính quyền địa phương, các cấp, các

Các trường đã thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện sáng tạo các cuộc vận động, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", triển khai tốt công tác dân chủ trong trường học, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV tiểu học Đan Phượng được thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.12. Đánh giá, xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội

ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Xếp loại Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tốt 94,2 95,03 95,11 Khá 5,2 4,8 4,56 TB 0,6 0,17 0,33 Kém 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) 2.2.3.2. Về trình độ đào tạo

Trong những năm qua, việc liên kết, mở rộng các hình thức đào tạo của huyện như đào tạo từ xa, tại chức, chuyên tu…, cùng với tinh thần học tập, nâng cao trình độ của mỗi giáo viên đã giúp huyện Đan Phượng có một đội ngũ giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo tương đối tốt.

Bảng 2.13. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học

huyện Đan Phượng

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tỷ lệ Số GV Tỷ lệ % Số GV Tỷ lệ % Số GV Tỷ lệ % Tổng số GV 601 604 614 Thạc sỹ 0 0 0 0 1 0,16 Đại học 445 74,04 460 76,16 478 77,85 Cao đẳng 147 24,46 144 23,84 129 21,01 Trung cấp 9 1,5 8 1,32 6 0,98 Trên chuẩn 548 91,18 556 92,05 572 93,2

A:420 69,88 A:428 70,86 A:450 73,29

Ngoại ngữ B:90 14,98 B: 93 15,4 B: 95 15,47

C:21 3,49 C: 22 3,64 C: 25 4,07

A: 320 53,24 A: 339 56,13 A: 351 57,17

Tin học B: 199 33,11 B: 205 33,94 B: 212 34,53

C: 5 0,83 C: 5 0,83 C: 6 0,98

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Qua bảng 2.13 cho thấy, trình độ đào tạo đạt chuẩn 100% , trên chuẩn là 93,2% vào năm học 2014-2015. Song về trình độ ngoại ngữ, tin học vẫn còn có một số GV vì cao tuổi nên còn hạn chế.

So với quy định hiện nay thì đội ngũ GV tiểu học Đan Phượng trình độ đào tạo tương đối cao. Tuy nhiên, thực tế có một bộ phận nhỏ GV giảng dạy chưa thật tương xứng với bằng cấp. Vấn đề trình độ đào tạo phân tích ở trên mới chỉ dừng lại ở bằng cấp. Điều quan trọng là chất lượng giảng dạy và năng lực thực sự của đội ngũ GV tiểu học.

2.2.3.3. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Nhìn chung, đa số giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản và được thường xuyên bồi dưỡng theo định kỳ để cập nhật kiến thức nên họ có kỹ năng chuẩn bị bài giảng và thực hiện các bài giảng trên lớp, có kỹ năng tổ chức giờ dạy trên

trình thay sách. Hầu hết giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, yêu thích gắn bó với nghề lâu dài, có hiểu biết về xã hội, có kiến thức phổ thông và kiến thức tâm lý, giáo dục tương đối tốt.

Bảng 2.14. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng theo chuẩn

về kiến thức Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Xếp loại Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tốt 58,24 59,44 60,9 Khá 40,93 40,07 38,76 TB 0,83 0,49 0,34 Yếu 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng)

Bảng 2.15. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng theo chuẩn

về kỹ năng sư phạm Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Xếp loại Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tốt 57,4 58,11 59,77 Khá 41,9 41,39 39,9 TB 0,67 0,5 0,33 Yếu 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Đội ngũ GV có năng lực sư phạm vững vàng bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, song bên cạnh đó vẫn có những GV đánh giá, xếp loại theo chuẩn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn xếp loại trung bình.

Tóm lại, từ những kết quả và số liệu trên cho thấy, đa số giáo viên hiện nay của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, cơ cấu tương đối hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, đã góp phần mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho ngành giáo dục của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là về phẩm chất, năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ sư phạm. Một bộ phận không nhỏ giáo viên văn hóa có độ tuổi trung bình tương đối cao nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm, chất lượng dạy và học còn hạn chế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cho bộ phận giáo viên cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận GVTH chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới chương trình phổ thông. Những giáo viên này có tâm lý ngại đổi mới cách dạy, chưa nắm vững nội dung, chương trình mới, chưa nắm chắc bản chất của các phương pháp dạy học tích cực nên giờ dạy chủ yếu vẫn là sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Một số GVTH khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại thì còn lúng túng, không biết sử dụng thiết bị giáo dục do trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế.

Để làm được điều này, đội ngũ các nhà quản lý cần có kế hoạch cụ thể, sát với thực tế các nhà trường trong công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng, tạo môi trường làm việc tốt hơn, chế độ chính sách thỏa đáng hơn, có như vậy mới thực hiện được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Quản lý nhà nƣớc về phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểuhọc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội. học trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.

2.3.1.Công tác triển khai văn bản

Trong những năm qua, căn cứ vào các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục của Đảng và nhà nước ta, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Đan Phượng đã triển khai và chỉ đạo thực hiện tương đối hiệu quả. Để minh chứng cho điều này, tác giả xin nêu ra một ví dụ điển hình nhất đó là công tác chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học”, cụ thể như sau:

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện

Sau khi có Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban ngành của huyện; đảng ủy xã, thị trấn, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động gắn với tình hình thực tế công tác giáo dục và đào tạo của huyện. Chỉ đạo HĐND, UBND huyện bám sát Chỉ thị để tổ

quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 của HĐND về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đan Phượng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 5277/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của Uỷ ban Nhân dân huyện về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở, bậc trung học và Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Phân công nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên BCĐ cấp huyện; đồng thời ban hành kế hoạch về công tác Phổ cập và xóa mù chữ hằng năm. Chỉ đạo 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện thành lập, kiện toàn BCĐ cấp xã; hàng năm tiến hành điều tra bổ sung để xây dựng kế hoạch huy động trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đi học. Triển khai tới các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, các đơn vị trường học xây dựng và thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch của từng năm học, đảm bảo chất lượng học tập của học sinh. Tổ chức Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ hàng năm. Song song với công tác phổ cập giáo dục, Huyện ủy ban hành các chỉ thị, thông tri, UBND huyện có kế hoạch về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia huyện. Chỉ đạo Phòng Giáo dục & đào tạo triển khai đến các xã và các trường học trên địa bàn huyện thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Sở Giáo dục & Đào tạo về công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Hàng năm, Huyện ủy chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra công tác phổ cập tới 16/16 = 100% các xã, thị trấn. Qua công tác kiểm tra, các cấp ủy Đảng từ huyện tới cơ sở đều quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI.

Về công tác tổ chức tuyên truyền quán triệt

Ngay sau khi Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn đề cương, tổ chức hội nghị triển khai tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị tới đội ngũ báo cáo viên, cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn huyện. Đồng thời đưa nội dung chỉ thị vào tài liệu định hướng công tác tuyên truyền hàng tháng của huyện gửi tới các đảng

bộ, chi bộ trong toàn huyện. Chỉ đạo đảng ủy các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện tuyên tuyền và thực hiện tốt chỉ thị. Thường xuyên tuyên truyền kết quả thực hiện chỉ thị, đặc biệt là tuyên truyền về những phong trào hay, những việc làm tốt trên hệ thống Đài Truyền thanh huyện và Đài truyền thanh các xã, thị trấn. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã tổ chức được 64 buổi tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI tới hơn 21.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã biên soạn được 87 bài, in 2.500 tài liệu về Chỉ thị số 10-CT/TW và kết quả thực hiện công tác củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học để chuyển tải tới 50/50 đảng bộ, chi bộ trực thuộc huyện ủy và 127 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đài truyền thanh huyện đã biên tập được hàng nghìn tin bài về các hội nghị phổ cập giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, những tấm gương giáo viên, học sinh, công dân tiêu biểu trong công tác phổ cập, phân luồng học sinh.

2.3.2. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng và các đơn vị trường tiểu học trên địa bàn huyện là các đơn vị quản lý có vai trò chủ đạo trong việc tham mưu chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVTH.

Để đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, lập kế hoạch đội ngũ GV, tác giả đã tiến hành phát phiếu thăm dò lấy ý kiến của 150 người là CBQL, chuyên viên của Phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng, các đồng chí CBQL và giáo viên của 19 trường Tiểu học trên toàn huyện thông qua phiếu điều tra.

Kết quả cho thấy số Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng tự đánh giá về biện pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học ở mức chưa tốt là 44,1%. Tổng hợp đánh giá của CBQL, CV, GV cho thấy mức độ rất tốt chiếm 12 %, tốt chiếm 30%, mức độ chưa tốt chiếm 58%.

Bảng 2.16. Kết quả tự đánh giá về công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát

triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng

TT Xếp loại

Số Các mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 53 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)