Tình hình phát triển giáo dục huyện Đan Phượng giai đoạn 2012 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, dưới sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, của Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện, bằng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên và học sinh cùng với sự hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội, sự nghiệp GD&ĐT của huyện đã có nhiều khởi sắc.

2.1.1.1. Phát triển quy mô, chất lượng giáo dục Phát triển quy mô

Trong 3 năm học qua (2012-2015), quy mô giáo dục huyện Đan Phượng ngày càng được mở rộng, mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh của huyện Đan Phượng

từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015. Bậc học Số Mầm non Tiểu học THCS Tổng Số Số Số Số Số Năm học trƣờng Số HS Số HS Số HS lớp lớp lớp HS lớp 2012-2013 52 266 9.339 388 13.326 233 8.515 887 31.180 2013-2014 52 268 10.025 390 13.352 241 9.024 899 32.401 2014-2015 52 275 10.564 397 13.807 246 9.265 918 33.636

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Với bậc mầm non, năm học 2014- 2015, toàn huyện có 10.564 học sinh, tăng 539 học sinh, tăng 07 lớp so với năm

đến trường đạt 66,5%. Năm 2012 đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi vẫn đang được duy trì và giữ vững.

Bậc Tiểu học năm học 2014-2015, toàn huyện có 13.807 học sinh, tăng so với năm học trước là 455 học sinh và 07 lớp. Đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1. Không có tình trạng học sinh bỏ học.

Bậc THCS năm học 2014-2015, toàn huyện có 9265 học sinh, tăng 241 học sinh và 05 lớp so với năm học 2013-2014, chất lượng giáo dục được tăng cao. Tình trạng học sinh bỏ học giảm.

Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục đại trà liên tục giữ vững và duy trì với tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng cao (từ 99 – 99,8%), tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 99,8 đến 100%. Chất lượng mũi nhọn được nâng lên qua các năm học. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng quan tâm.

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục đại trà trong giai đoạn 2012 - 2015

Năm học

Học lực (%) Hạnh kiểm (%)

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2012 – 2013 36 44 19,97 0,03 0 82,5 14,9 2,6 0

2013 – 2014 36,8 45 18,18 0,02 0 82,6 15 2,4 0

2014 - 2015 38 43,25 18,73 0,02 0 83,2 15 1,8 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng)

Bảng 2.3. Chất lượng học sinh giỏi giai đoạn 2012 – 2015

Năm học Cấp huyện Cấp thành phố Cấp Quốc gia

2012 – 2013 800 339 60

2013 – 2014 825 342 65

2014 - 2015 922 486 69

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiếp tục được đổi mới và quan tâm, nhiều

tư và có nhiều giải pháp để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Huy động nhiều nguồn lực tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu từ cộng đồng.

2.1.1.2. Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong những năm qua phát triển khá nhanh về số lượng. Năm học 2014-2015 tăng 118 giáo viên so với năm học 2012-2013.

Bảng 2.4. Số lượng giáo viên trực tiếp đứng lớp

Bậc học Mầm non Tiểu học THCS Tổng số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ Năm học Số GV Số GV GV GV/lớp GV GV/lớp GV/lớp 2012-2013 532 2 601 1.5 458 1.96 1591 2013-2014 536 2 604 1.5 473 1.96 1613 2014-2015 612 2.2 614 1.5 483 1.96 1709

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chú trọng, tỷ lệ vượt chuẩn có tiến bộ. Trong 03 năm học qua, bình quân mỗi năm, ngành GD&ĐT của huyện thường xuyên có trên 10% cán bộ, giáo viên các cấp được bố trí theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị. Phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm, phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên giỏi, CBQL giỏi, trường tiên tiến phát triển sâu rộng trong các nhà trường.

2.1.1.3. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất

Trong 04 năm (2012 – 2015), huyện Đan Phượng đầu tư trên 50 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, 100% các trường phổ thông đã được xây dựng cao tầng hóa. Hiện nay, 100% các trường từ mầm non đến phổ thông đã được trang bị máy tính có nối mạng internet để phục vụ công tác quản lý và dạy học. 100% các trường phổ thông đã có phòng máy tính từ 20 – 30

máy in, máy scan, máy phô tô… phục vụ dạy và học cũng đều được mua sắm đủ. Kết thúc năm học 2014 – 2015, 100% các trường phổ thông đều có kho, phòng đồ dùng dạy học hoặc tủ bảo quản thiết bị. 95% các trường trên địa bàn huyện đã xây dựng trang Web của nhà trường.

Về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, giai đoạn 2012 – 2015, toàn huyện có 39/52 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 19 trường tiểu học, 11 trường mầm non và 09 trường Trung học cơ sở.

Nhìn chung, trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như: quy mô mạng lưới phát triển chưa đồng đều, chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ về cơ cấu, cơ sở vật chất chưa thật sự đáp ứng song ngành Giáo dục huyện Đan Phượng vẫn gặt hái được những thành tích đáng kể. Năm học 2014-2015, ngành GD-ĐT huyện Đan Phượng đã hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra. Công tác quản lý giáo dục, kỷ cương trường học, công tác thanh tra, thông tin báo cáo đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, có nề nếp. Việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành tiếp tục được duy trì. Quy chế dân chủ, điều lệ nhà trường, thực hiện chức năng tham mưu của Phòng GD&ĐT và các nhà trường luôn đảm bảo sự chủ động, sáng tạo, kịp thời và tập trung. Phong trào thi đua phấn đấu xây dựng điển hình tiên tiến diễn ra sôi nổi hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)