.Tình hình kinh tế xã hội huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Từ khi huyện Đan Phượng sát nhập về Thủ đô Hà Nội, việc phát triển kinh tế, xã hội đã có rất nhiều thuận lợi, đó là:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế, xã hội.

Có nhiều cơ hội trong việc hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các dự án kinh doanh nhất là đầu tư xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chế độ an sinh xã hội.

Nhân dân có điều kiện thụ hưởng các thành tựu phát triển kinh tế và các giá trị văn hóa tinh thần, có điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trong điều kiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội) và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3,5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị.Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 256,560 tỷ đồng, đạt 106,9% dự toán. Thu nhập bình quân đầu người đạt: 28,8 triệu đồng/người/năm. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 1%, (kế hoạch 0,6%). Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 0,95%, (kế hoạch 0,4%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,8%, (kế hoạch 2%). Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 03 trường, (kế hoạch 03 trường).Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”: 90%, (kế hoạch 89%). Tỷ lệ Làng, cụm dân cư được công nhận danh hiệu “Làng văn hoá”, “cụm dân cư văn hóa”: 71,6%, (kế hoạch 70%). Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hoá”: 83,3%, (kế hoạch 83,3%). Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: 100%, (kế hoạch 81,35%). Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 02 xã, nâng tổng số 15/15 xã = 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: 98%, (kế hoạch 82%). Kết nạp đảng

viên mới 197 đảng viên, đạt 109,5% kế hoạch. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng-quân sự địa phương.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng trong những năm qua tương đối ổn định và đang trên đà phát triển. Điều này có tác động trực tiếp tới vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn bởi lẽ: Kính tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện ủng hộ cho các trường học về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ủng hộ các hoạt động của nhà trường, công tác bồi dưỡng giáo viên. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc người dân không phải quá chú trọng vào vấn đề cơm áo gạo tiền nữa. Thay vào đó, họ sẽ có nhiều điều kiện hơn, nhiều thời gian hơn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con em mình. Tâm lý của những người làm cha làm mẹ là luôn muốn con cái được học tập, vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh và chất lượng, được dạy dỗ bởi những nhà giáo tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao cũng như có kĩ năng sư phạm vững vàng. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội của huyện Đan Phượng đang được quan tâm phát triển đồng nghĩa với việc trình độ dân trí của người dân đang ngày càng được nâng cao. Thực tế cho thấy, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của người dân trong huyện là tương đối thấp so với mặt bằng chung cả nước. Việc có chỉ một hoặc hai con đã giúp các gia đình thuận lợi hơn trong việc quan tâm chu đáo tới từng đứa con của mình, và tất nhiên, việc giáo dục của trẻ luôn được bố mẹ quan tâm, chú trọng hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)