Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45)

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Xếp loại Giỏi 46,9% 48,2% 50,7% Khá 35,5% 37,7% 38,65% TB 17,3% 13,85% 10,55% Yếu 0,3% 0,25% 0,1%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Bảng thống kê 2.6 cho thấy, học lực học sinh tiểu học của Đan Phượng 3 năm qua được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng dần đều qua các năm, tỷ lệ học sinh trung bình và yếu cũng giảm dần đều.

Về chất lượng mũi nhọn

Chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố ngày càng tăng. Chất lượng giải được nâng cao, cụ thể ở cấp thành phố, từ năm học 2012 -2013 đến năm học 2014 – 2015, giải Nhất tăng 09 giải, giải Nhì tăng 11 giải, giải Ba tăng 08 giải, năm học 2014 - 2015 có tới 07 giải Quốc gia.

Bảng 2.7. Số lượng giải học sinh giỏi các cấp

Giải HS giỏi Cấp huyện Cấp Thành phố Cấp Quốc gia

Năm học Tổng Nhất Nhì Ba KKTổng Nhất Nhì Ba KK Tổng Ba KK

số số số

2012-2013 968 115 230 301 322 141 15 20 35 71 5 1 4

2013-2014 1216 156 227 388 445 150 19 26 40 65 4 2 2

2014-2015 1061 159 162 329 411 175 24 31 47 73 7 2 5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động tập thể

trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trên địa bàn huyện; Tổ chức có nề nếp và hiệu quả các cuộc thi của học sinh tiểu học ở tất cả các trường tiểu học như: giao lưu văn hóa tuổi thơ, viết chữ và trình bày bài đẹp, giải toán qua mạng, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, chống đuối nước; Chú trọng giáo dục đạo đức để học sinh sớm hình thành thói quen tốt như: biết chào hỏi, biết thưa gửi, biết nhận lỗi và xin lỗi. Tăng cường rèn kỹ năng sống cho học sinh với yêu cầu tự chủ tự lập, mạnh dạn trong giao tiếp như: tự giới thiệu bản thân, nêu động cơ học tập, nói về ước mơ của em, phát biểu cảm tưởng khi tham gia vào thực tế cuộc sống, trình bày ý kiến trước tập thể; Hướng dẫn các em học sinh thực hiện các kỹ năng sống cần thiết như: tham gia giao thông an toàn, tự vệ sinh cá nhân, tránh xa các mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng, phòng chống dịch bệnh…; Tổ chức tiêm chủng, khám sức khỏe và theo dõi sức khỏe học sinh định kỳ.

Một số chỉ tiêu khác

Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm tăng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban ngày càng giảm, không có học sinh bỏ học.

Bảng 2.8. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, lên lớp, lưu ban, bỏ

học

Năm học

2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tỷ lệ

Học sinh lên lớp 99,7% 99,8% 99,92%

Học sinh lưu ban 0,3% 0,2% 0,08%

Học sinh bỏ học 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) Qua đó cho ta thấy chất lượng giáo dục 3 năm học vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả này còn chưa đồng đều ở các trường trên địa bàn. Hiệu quả giáo dục huyện Đan Phượng còn ở mức trung bình so với

2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Toàn huyện có 410 phòng học, trong đó 385 phòng đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị dạy học theo quy định, có đầy đủ các phòng chức năng và các công trình phụ trợ, có nguồn nước sạch, hợp vệ sinh. Trường học đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Đến nay, 100% các trường đã có phòng máy tính với 664 máy tính và 20 máy chiếu. Nhiều trường đã xây dựng được phòng học mới kiên cố, trang bị mỗi phòng học 01 ti vi, 01 bộ âm thanh, 01 bộ máy tính. Một số trường xây dựng thư viện và tủ sách dùng chung đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo. Hầu hết các trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên tranh thủ được sự đầu tư của các lực lượng xã hội vào tu sửa, xây dựng mới các công trình, khuôn viên, bồn hoa cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp như các trường Tiểu học: Thọ An, Tân Hội, Đồng Tháp, Thị trấn, Đan Phượng, Liên Trung.

Có 100% số trường Tiểu học học 2 buổi/ngày; 3/19 trường Tiểu học, 17/17 trường Mầm non tổ chức mô hình học bán trú.

Hiện toàn huyện có 39/52 =75% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non đạt 11/17 trường, chiếm 65%, Tiểu học đạt 19/19 trường, chiếm 100%, THCS đạt 10/16 trường, chiếm 63%.

Có 3/19 trường có khu lẻ gồm các trường: Song Phượng, Phương Đình, Thọ An. Trong đó các trường có khu lẻ đều có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Nhận xét chung:

Giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng những năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhiều năm trở lại đây, huyện Đan Phượng luôn là huyện dẫn đầu khối trường ngoại thành thành phố Hà Nội về chất lượng giáo dục tiểu học.

Tuy nhiên, với tiềm năng kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển KT-XH của mình, giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng còn nhiều bất cập:

- Vẫn còn tình trạng học sinh tiểu học chưa được tiếp cận với môn tin học; Công tác giáo dục toàn diện (giáo dục về môi trường, giáo dục về tiết kiệm

năng lượng, giáo dục kỹ năng sống…) thông qua các hoạt động tập thể còn mang tính chỉ đạo điểm, chưa thường xuyên.

- Chất lượng giáo dục tiểu học mũi nhọn mới ở mức trung bình so với các quận nội thành.

- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. Cơ sở vật chất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày của học sinh.

2.2. Thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Đan Phượng 2.2.1. Số lượng Phượng 2.2.1. Số lượng

Song song với sự phát triển về mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng được tăng cường. Từ năm 2012 trở về trước, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ diễn ra ở hầu hết các trường, đặc biệt là với các trường ở vùng xa như trung tâm như Trung Châu, Hồng Hà, Liên Hồng. Sau khi UBND huyện thực hiện quy chế điều động, luân chuyển giáo viên trong đã hạn chế được tình trạng trên. Song đến thời điểm này, hầu hết các trường vẫn thiếu giáo viên, phải nhận hợp đồng thêm giáo viên để đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh.

Năm học 2014-2015, đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng có 614 người, trong đó 609 giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Bảng 2.9. Số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học từ 2012-2015

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Tổng số giáo viên 601 604 614

Số giáo viên bình quân/lớp 1,5 1,5 1,52

Biên chế 536 538 542

Hợp đồng 65 66 72

Giáo viên văn hóa 472 473 472

Giáo viên Âm nhạc 20 21 23

Giáo viên Mỹ thuật 22 22 24

Giáo viên Thể dục 26 27 29

Giáo viên Ngoại ngữ 35 35 37

Giáo viên Tin học 15 16 19

Tổng phụ trách 11 10 10

Đánh giá: Tỷ lệ giáo viên tiểu học (1,5 giáo viên/lớp) so với tỷ lệ quy định chung ở mức độ trung bình. Song, về cơ cấu và tỷ lệ giáo viên ở các xã, thị trấn vẫn chưa hợp lý, tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn tồn tại. Số GV được giao theo chỉ tiêu biên chế thực tế các trường không được giao đầy đủ. Tổng số GV trong biên chế còn thiếu là 47.

Bảng 2.10. Số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại các trường tiểu học huyện

Đan Phượng

Số GV Thừa, Thừa,

Số GV Kế hoạch thiếu so thiếu so

TT Trƣờng đƣợc thực tế 2014-2015 với đƣợc với kế giao giao hoạch 1 Thị trấn 38 35 40 -3 -5 2 Đan Phượng 43 40 45 -3 -5 3 Song Phượng 30 29 31 -2 -2 4 Đồng Tháp 39 37 42 -2 -5 5 Phương Đình A 27 24 28 -3 -4 6 Phương Đình B 22 20 24 -2 -4 7 Thọ Xuân 25 24 27 -1 -3 8 Thọ An 36 33 40 -3 -7 9 Trung Châu A 21 20 23 -1 -3 10 Trung Châu B 23 21 25 -2 -4 11 Hồng Hà 29 26 30 -3 -4 12 Liên Hồng 28 27 29 -1 -2 13 Liên Hà 26 22 28 -4 -6 14 LiênTrung 33 29 35 -4 -6 15 Thượng Mỗ 27 24 28 -3 -4 16 Hạ Mỗ 30 27 31 -3 -4

19 Tân Lập 40 36 42 -4 -6

Tổng 595 548 631 -47 -83

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng)

Xét theo kế hoạch năm 2014-2015, số GV cần phải bổ sung là 83. Tỷ lệ GV chỉ đủ để đáp ứng với các lớp học 1 buổi/ngày. Song để đáp ứng yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục tiểu học, hầu hết các trường đều triển khai dạy 2 buổi/ngày dẫn đến tình trạng thiếu GV. Các đơn vị trường học phải hợp đồng với giáo viên văn hoá, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

2.2.2. Cơ cấu

* Theo môn học

Do nguồn giáo viên chuyên trách các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học, tiếng Anh còn ít (bảng thống kê 2.9), nên vẫn còn tình trạng giáo viên văn hóa phải dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học. Điều này dẫn đến chất lượng của các môn học này không cao, giáo viên ngại dạy hoặc nếu có dạy thì cũng chỉ là hình thức, chiếu lệ. Trên thực tế, tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp không đảm bảo đủ để các trường dạy học 2 buổi/ ngày với yêu cầu dạy phân hóa đối tượng trong buổi 2. Hơn thế nữa, trong những năm qua, tuy tỉ lệ giáo viên/ lớp của huyện Đan Phượng tương đối ổn định (khoảng 1,5 giáo viên/ lớp), song cơ cấu, chủng loại giáo viên chưa đồng bộ, mất cân đối, thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chủng loại (thừa giáo viên văn hóa; thiếu giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ). Tất cả những điều trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy học sinh của các nhà trường.

* Theo giới tính

Qua bảng thống kê 2.11, tác giả thấy tỷ lệ GV nữ chiếm đa số, chiếm 91% trong năm học 2014-2015, tỷ lệ nam chỉ có khoảng 9%. Đây cũng là một bất cập cho ngành trong quá trình điều động, luân chuyển giáo viên. Điều này, cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục bởi vì, ở trường các em chủ yếu tiếp xúc với các cô giáo, ít khi tiếp xúc với giáo viên nam nên nhiều em học sinh nam bị ảnh hưởng bởi tính cách của các cô giáo (chưa thực sự mạnh mẽ, sôi nổi…).

Bảng 2.11. Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi, giới tính, tuổi nghềNăm học Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tỷ lệ Tổng số giáo viên 601 604 614 Giáo viên nữ 549 551 560 Độ tuổi trung bình 38,43 39,56 40,73 Số năm trong ngành TB 18,9 19,1 19,5

Số năm dạy Tiểu học TB 18,7 19,1 19,5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng) * Độ tuổi

Bảng thống kê 2.11 cho thấy giáo viên tiểu học có độ tuổi bình quân khá cao (độ tuổi trung bình là 40 tuổi). Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, nguyên nhân là do số giáo viên về nghỉ chế độ không nhiều, đồng nghĩa với việc đội ngũ giáo viên đang bị già hoá. Điều này mâu thuẫn với việc trẻ hoá đội ngũ để thích ứng, tạo hiệu quả cao với giáo dục tiểu học vì đặc điểm trẻ em tiểu học thích được học thầy cô giáo trẻ. Tình trạng trên cũng nảy sinh một số vấn đề nữa là việc điều động, luân chuyển GV sẽ rất khó khăn bởi trong quy chế điều chuyển giáo viên ở hầu hết các địa phương có quy định: GV nữ ngoài 45 tuổi, GV nam ngoài 50 tuổi sẽ không nằm trong diện luân chuyển, không phải đi tăng cường. Như vậy, chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa (5 – 6 năm), các trường Tiểu học của huyện Đan Phượng sẽ có đội ngũ giáo viên già và không thể luân chuyển. Đội ngũ GV bị già hoá còn làm cho việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ gặp không ít khó khăn. Đội ngũ GV trẻ, khoẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn (đại học, cao đẳng) sẽ rất ít có cơ hội được tuyển vào biên chế.

* Tuổi nghề

Bảng thống kê 2.11 cũng cho thấy, tuổi nghề trung bình là 18-19 năm đã chứng tỏ đội ngũ giáo viên tiểu học trên toàn huyện có thâm niên công tác ở mức khá. Lực lượng giáo viên có tuổi nghề 18-19 năm được coi là lực lượng

2.2.3. Chất lượng

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đáp ứng được cơ bản nhiệm vụ giảng dạy trong tình hình mới. Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chuẩn, bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai thường xuyên và có hiệu quả.

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Huyện Ủy, Thành uỷ Hà Nội về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Các cơ sở giáo dục đều thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, xây dựng đoàn kết nội bộ, chống những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và hoạt động dạy học. Chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc đánh giá công chức, đánh giá xếp loại đảng viên, kết nạp đảng viên mới được đẩy mạnh. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt 39,3%.

Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực hiện mục tiêu: kỷ cương nghiêm, chất lượng thật, hiệu quả cao. Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các hoạt động xây dựng nông thôn mới, các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện.

Trong năm học 2014 – 2015, các Chi bộ nhà trường, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã có sự phối hợp chặt chẽ chú trọng vào thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, phong trào thi đua 2 tốt, xây dựng văn hoá ứng xử, giao tiếp. Nhiều chi bộ trường học đã được công nhận “Trong sạch vững mạnh”. Công đoàn ngành ủng hộ 150 triệu đồng cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, tổ chức tốt việc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tổ chức thành công Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng. Mối quan hệ, phối hợp trong chỉ đạo và hoạt động của toàn ngành, mỗi nhà trường với Đảng bộ, chính quyền địa phương, các cấp, các

Các trường đã thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện sáng tạo các cuộc vận động, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", triển khai tốt công tác dân chủ trong trường học, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV tiểu học Đan Phượng được thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.12. Đánh giá, xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)