Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

2.3.1 .Công tác triển khai văn bản

2.3.3. Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Công tác tuyển dụng GVTH huyện Đan Phượng đã được các cấp quản lý quan tâm và thực hiện đúng theo các quy định của bộ Nội vụ và sở Nội Vụ Hà Nội. Công tác tuyển dụng GVTH bổ sung vào biên chế tại huyện Đan Phượng giai đoạn 2012-2015 được cải tiến tích cực, với hình thức thi tuyển công khai (trước kia là xét tuyển). Kết quả tuyển dụng đã phần nào đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng GVTH. Đội ngũ GVTH được tuyển dụng trong giai đoạn 2012-2015 đều có trình độ trên chuẩn, 95% là người địa phương, trình độ ngoại ngữ và vi tính đảm bảo theo quy định. Công tác tuyển dụng đã này càng được dân chủ hóa, tăng cường tính tự chủ cho cơ sở. Tuy nhiên, trong hội đồng tuyển dụng GVTH huyện Đan Phượng những năm qua, chưa có cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán cấp trường tham gia ra đề và trực tiếp sát hạch để có thể tuyển dụng được các giáo viên có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu giảng dạy tại cơ sở, tiết kiệm được thời gian huấn luyện để thích ứng công việc và môi trường làm việc. Số lượng GVTH được tuyển vào biên chế trong 2 năm vừa qua tương đối hạn chế.

Trong công tác tuyển dụng GVTH, vấn đề ưu tiên phát triển cơ cấu giáo viên nam, giáo, giáo viên dạy trẻ khuyết tật…chưa được chú trọng.

Khảo sát về công tác tuyển dụng GV ở huyện có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, xoay quanh hai hướng là hợp lý hay không hợp lý. Kết quả điều tra cho thấy có đến 74 % cho rằng công tác tuyển dụng GVTH chưa hợp lý.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên tiểu học huyện

Đan Phượng

Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý

(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả) Trong những năm qua, huyện Đan Phượng còn nhiều trường thiếu GV nhưng không được tuyển GV biên chế, và để đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ ngày, các trường phải hợp đồng thêm GV. Thực tế, số lớp ở các trường là không đồng đều, những trường có khu lẻ, số học sinh ít (16-18 hs/lớp) nhưng nhà trường vẫn phải phân công một giáo viên đứng lớp.

Khi được hỏi, hệ số giáo viên/lớp nên ở mức nào để đảm bảo đủ GV dạy 2 buổi/ngày thì có 88,5% ý kiến cho rằng phải ở mức 1,8 trở lên mới đảm bảo bởi vì trung bình mỗi GV chỉ dạy 23 tiế``t/tuần tính cả công tác chủ nhiệm. Tỷ lệ 1,5 GV/lớp chưa thực sự đảm bảo đủ để các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Khi được hỏi hiện nay và tương lai có cần tuyển GVTH mới không, đã có 92,5% ý kiến trả lời là cần, song phải cân nhắc cẩn thận và đặc biệt 100% ý kiến cho rằng chỉ tuyển dụng đối tượng GV từ ĐHSP chính quy trở lên. Điều này chứng tỏ CBQL giáo dục và giáo viên đều có chung nhận định: giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng rất cần một lực lượng GV trên chuẩn được đào tạo chính

quy. Đây sẽ là đội ngũ nòng cốt, là yếu tố đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học huyện Đan Phượng trong thời gian tới.

Hiện nay, huyện Đan Phượng đang triển khai dạy học thí điểm Ngoại ngữ Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020. Thực hiện theo Đề án này, để dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ đủ về số lượng và có trình độ năng lực B2 trở lên, điều này một lần nữa cho thấy, tỷ lệ GV/lớp là 1,5 là không đủ để các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trong khi đó, việc tuyển dụng GV tiếng Anh chỉ ở mức bình quân 1 GV/trường (để đảm bảo bình quân chung 1,5 GV/lớp)

Tóm lại, công tác tuyển dụng GVTH ở huyện Đan Phượng còn nhiều bất cập, điều này cũng là một khó khăn trong xây dựng và phát triển đội ngũ do lực lượng GV trẻ ít được bổ sung. GV cao tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng sức ỳ lớn. Sự mất cân bằng về độ tuổi trong đội ngũ GV là rào cản lớn trong quá trình phát triển GD&ĐT của huyện trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)