Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 64 - 66)

Nhân tố Hệ số Cronbach’s Mã câu Tương quan Hệ số Cronbach’s

Alpha biến tổng Alpha nếu biến loại

YD1 0.610 0.757 YD 0.797 YD2 0.707 0.650 YD3 0.614 0.752 TD1 0.638 0.701 TD 0.781 TD2 0.624 0.708 TD3 0.499 0.773 TD4 0.595 0.726 NTKS 0.654 NTKS1 0.487 - NTKS3 0.487 - NTXH1 0.555 0.419 NTXH 0.653 NTXH2 0.454 0.569 NTXH3 0.394 0.644 VXH1 0.579 0.763 VXH 0.789 VXH2 0.757 0.667 VXH3 0.603 0.753 VXH4 0.518 0.792 VCN1 0.735 0.792 VCN 0.856 VCN2 0.724 0.803 VCN3 0.726 0.800 TC1 0.641 0.843 TC2 0.770 0.818 TC 0.863 TC3 0.729 0.827 TC4 0.444 0.875 TC5 0.683 0.838 TC6 0.698 0.833

Nguồn: Số liệu của nhóm tác giả (2020)

Lưu ý: Đối với nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi (NTKS), Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2, do nhân tố này chỉ còn 2 biến quan sát, nên khi đưa vào phần

mềm chạy, SPSS sẽ mặc định không hiển thị giá trị cột hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Ở lần chạy kiểm định độ tin cậy thứ nhất (xem phụ lục 5), một số biến quan sát như: YD4, NTKS2, NTXH4 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ các biến quan sát đó ra khỏi mô hình và chạy lại kiểm định lần 2 cho các nhân tố ý định trở thành Freelancer (YD), nhận thức kiểm soát hành vi (NTKS) và nhận thức xã hội (NTXH).

Nhìn vào bảng, ta thấy kết quả kiểm định thu được của các nhân tố trong mô hình đa phần đều đạt độ tin cậy tốt. Riêng hai hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố NTKS (0.654) và NTXH (0.653) mặc dù chỉ mới đạt đủ mức tiêu chuẩn (lớn hơn 0.6), nhưng căn cứ theo cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu xét thấy đây đều là những nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ tác động đến Ý định lựa chọn công việc nói chung và việc làm tự do Freelance nói riêng của giới trẻ nên đã quyết định giữ lại hai nhân tố này để tiếp tục phân tích.

Trường hợp biến VXH4 và TC4 đều có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại của nhân tố vốn xã hội (0.789) và nhân tố tính cách cá nhân (0.856) tương ứng. Tuy nhiên, xét thấy mức chênh lệch này là không đáng kể, mặt khác hệ số tương quan biến tổng của hai biến quan sát này và hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố hiện tại cũng khá cao rồi, nên nhóm nghiên cứu quyết định giữa lại 2 biến quan sát VXH4 và TC4.

Sau khi thực hiện kiểm định, 7 nhân tố ban đầu với 28 biến quan sát được rút xuống còn 25 biến quan sát. Các thang đo nhân tố đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

 Đối với biến độc lập

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, ở mục này, cả 22 biến quan sát của 6 khái niệm độc lập được đưa vào phân tích nhân tố (EFA) nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng khái niệm.

Nhóm tiến hành kiểm định giá trị KMO thu được kết quả KMO = 0.812 > 0.5

(xem phụ lục 6), đảm bảo dữ liệu đủ điều kiện phân tích. Kiểm định Bartlett có giá trị Sig = 0.000 cũng khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể đồng thời quá trình phân tích nhân tố với các dữ liệu là hợp lí.

Bảng phương sai trích các nhân tố (xem phụ lục 7) cung cấp số liệu cho thấy có 6 giá trị Eigenvalue > 1 như vậy chỉ có 6 nhóm nhân tố được tạo thành, hoàn toàn trùng khớp với mô hình ban đầu gồm 6 nhóm nhân tố. Cũng trong bảng này, tổng phương sai trích của các biến độc lập là 68.886% cho biết 6 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 68.886% biến thiên của 22 biến quan sát.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 64 - 66)