Nghề tay trái hay nghề chính thức? Lựa chọn của giới trẻ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 60 - 61)

5. Kết cấu đề tài

4.1.3. Nghề tay trái hay nghề chính thức? Lựa chọn của giới trẻ

Một thước đo cho tính linh hoạt của Freelance là nó cho phép mọi người làm việc theo nhiều cách khác nhau, đáng chú ý nhất là mức độ thường xuyên làm việc của họ. Theo Báo cáo: “Freelancing and the Economy in 2019” của nhà kinh tế học Adam Ozimek tại Upwork, gần một phần ba trong số lực lượng Freelancers tại Hoa Kỳ tham gia làm công việc này thường xuyên (hàng ngày) như một nghề chính thức, mặt khác, gần 68% tham gia làm không thường xuyên (hàng tuần, hàng tháng hoặc ít hơn).

Theo số liệu điều tra, trong số 592 phiếu khảo sát hợp lệ, tuy có đến gần 77% giới trẻ tham gia khảo sát trả lời họ quan tâm và có ý định trở thành Freelancers (chiếm 451 phiếu), nhưng chỉ có 12.4% trong số này lựa chọn làm nghề tự do như nghề chính thức, số còn lại vẫn lựa chọn chỉ coi Freelance như nghề tay trái.

12,4%

Ngh chính th cề ứ

Ngh tay tráiề

87,6%

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu ý định làm Freelancers

Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu (2020)

“Chị nghĩ rằng tương lai một khi đã có gia đình, thì việc giữ một luồng thu nhập ổn định là điều rất quan trọng. Nên mặc dù rất thích Freelance nhưng chị vẫn sẽ làm công việc này như một nghề phụ thôi.” – Chị Lê Lan Trang, 24 tuổi, hiện là nhân viên Ngân Hàng SCB Hà Nội trả lời phỏng vấn.

Thông qua câu trả lời của các đáp viên, nhóm nghiên cứu đã rút ra nhận định rằng: Phần lớn các bạn trẻ muốn làm Freelance như một nghề tay trái vì họ lo sợ nếu từ bỏ hẳn công việc nhân viên thông thường để đi làm Freelancer, họ sẽ phải đối mặt với áp lực rất cao rằng không giữ được luồng thu nhập ổn định cũng như về già không có nguồn lương hưu, phúc lợi. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy năng lực bản thân chưa thực sự

đủ mạnh để có thể hoàn toàn kiếm sống bằng việc làm tự do. Họ cần thời gian để trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng trước khi hoàn toàn độc lập, tách rời khỏi tổ chức.

“Một đứa trẻ, trước khi trở thành chiến sĩ cưỡi ngựa một mình, thì phải học võ và học cưỡi ngựa trước mới được” – Nguyễn Thiên Vương, sinh viên năm tư trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đối tượng khảo sát của nhóm tác giả đều là những người trẻ độ tuổi dưới 26, vậy nên việc họ chưa hoàn toàn tự tin vào năng lực của mình, thấy mình còn có nhiều thứ cần trau dồi, học hỏi là điều dễ hiểu.

Một lý do phổ biến nữa đó là thời gian đầu mới làm Freelancers, các bạn trẻ chưa thực sự kiếm được nhiều tiền, nên họ quyết định sẽ làm ít nhất hai công việc cùng một lúc, trong đó có một công việc ổn định để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, cũng như tích lũy kinh nghiệm, nguồn vốn để theo đuổi ngành nghề Freelance. “Có đam mê là điều tốt. Nhưng cũng cần có tiền để theo đuổi đam mê.” – Nguyễn Hà My, sinh viên K72 Đại Học Dược Hà Nội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w