CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FREELANCER
2.2. Lý thuyết chung liên quan đến ý định trở thành Freelancer
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý – TRA
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen (1975). Trong nghiên cứu tâm lý xã hội cũng như hành vi cá nhân, đây được xem là một trong những lý thuyết tiên phong, nền tảng quan trọng nhất. Người viết cho rằng bản chất hành động của con người dựa trên lý trí hoặc động cơ, vì vậy, con người sử dụng các thông tin có sẵn một cách có hệ thống và cân nhắc sự liên quan đến hành vi của mình trước khi quyết định tham gia hay không tham gia một hành vi nào đó (Fishbein & Ajzen, 1980).
Theo TRA, tiền đề của việc cá nhân thực hiện một hành vi nào đó đều được xuất phát từ ý định. “Hầu hết các hành vi có tính xã hội đều được thực hiện dưới sự kiểm soát của ý chí và vì vậy, được dự đoán từ ý định” (Ajzen & Fishbein, 1980). Ý định thực hiện hành vi lại chịu sự tác động bởi hai yếu tố là thái độ đối với hành vi (Attitude) và chuẩn mực chủ quan (Subjective norm).
Hình 2.1. Sơ đồ lý thuyết TRA
Nguồn: Fishbein và Ajzen (1980)
khi bản thân người này nhận thấy kết quả tích cực được tạo ra từ hành vi đó và/hoặc cảm nhận được sự khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành vi này từ những người quan trọng với họ (như gia đình, bạn bè,…) (Ajzen & Fishbein, 1980). Thái độ, theo TRA, lại bị chi phối bởi hai yếu tố: (1) nhận thức của một người về những tác động, kết quả/hậu quả mang lại nếu thực hiện hành vi đó, và (2) đánh giá của người đó về những tác động, kết quả/hậu quả này. Nhận thức hành vi lại dựa trên sự hiểu biết hoặc dựa trên những điều mà cá nhân đó cho là đúng.
● Yếu tố chuẩn mực chủ quan chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố, bao gồm:
- Nhận thức về chuẩn mực: đề cập tới lòng tin của một cá nhân về một người quan trọng/có ảnh hưởng lớn đến cá nhân này. Người này sẽ cho rằng cá nhân ấy nên hoặc không nên thực hiện hành vi đó.
- Nhận thức về mức độ mà cá nhân đó nên nghe theo người có ảnh hưởng này.
Tuy dựa trên logic của lý thuyết hành động hợp lý có thể giải thích được một số lượng lớn các hành vi; nhưng trong một vài trường hợp phức tạp, khi hành vi của cá nhân được quyết định bởi các yếu tố khác như các cơ hội hoặc nguồn lực (tiền, thời gian và các kỹ năng), sử dụng riêng TRA lại chưa đủ làm căn cứ lý giải. Ví dụ, một cá nhân, nếu không có kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, hoặc không có mối quan hệ rộng để tìm kiếm công việc, thì rất khó có thể trở thành một Freelancer, bất chấp việc họ có thái độ tích cực và chuẩn mực chủ quan đối với làm việc tự do. Vì vậy để lý giải các hành vi như trên, người viết sử dụng thêm thuyết hành vi dự định (TPB).