Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 110 - 112)

CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình nghiên cứu nhưng bài nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn còn gặp nhiều hạn chế như sau:

Thứ nhất, ý định trở thành Freelancer của giới trẻ còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng và quyết định. Tuy nhiên vì một số lí do, các nhân tố mà nhóm suy ra vẫn còn mang tính chất hạn chế bao gồm 6 nhân tố: nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ cá nhân, tính cách cá nhân, vốn xã hội, vốn con người và nhận thức xã hội.

Thứ hai, nghiên cứu của nhóm mới chỉ thực hiện khảo sát được tại các quận đặc

Tây cũ) vẫn chưa thực hiện được. Do đó, khả năng khái quát của nghiên cứu sẽ được cao hơn nếu được thực hiện thêm ở toàn thành phố cũng như các khu vực khác trên khắp cả nước.

Thứ ba, nghiên cứu mới chỉ ra được những biến số độc lập chứ chưa khai thác hết tác động của các biến số kiểm soát như: nhân khẩu học. Đối với các biến số nhân khẩu học, nghiên cứu mới chỉ dừng lại phân tích ở mức độ kiểm định sự khác biệt chứ chưa đi vào phân tích sâu hơn..

Thứ tư, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về ý định trở thành Freelancer của giới trẻ chứ không phải của toàn bộ các đối tượng. Vì đây là nghiên cứu tại một thời điểm (cross-sectional) nên không so sánh được sự thay đổi của ý định theo thời gian.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những khiếm khuyết trên trong bài nghiên cứu, nhóm xin đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu giải thích được 37.4% sự biến thiên của biến ý định trở

thành Freelancer của giới trẻ. Như vậy, có thể còn có những yếu tố khác tham gia giải thích cho biến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ như thu nhập kỳ vọng, môi trường giáo dục, nhu cầu thành đạt, văn hóa quốc gia,… Vì thế nghiên cứu tiếp theo nên đưa các yếu tố này vào xem xét trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, còn có thể nghiên cứu động lực và các yếu tố tác động tới giai đoạn chuyển biến từ ý định trở thành Freelancer sang hành động trở thành một Freelancer thực thụ.

Thứ hai, để tăng tính khái quát cho mô hình, nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu

ở nhiều tỉnh thành khác nhau, đại diện cho các khu vực Bắc – Trung – Nam của cả nước. Bên cạnh đó, cũng nên mở rộng độ tuổi hơn như khảo sát thêm từ 26 đến 30 tuổi bởi đây cũng là độ tuổi con người có khả năng lựa chọn làm Freelancers cao.

Thứ ba, đối với các nhân tố nhân khẩu học, theo hướng nghiên cứu tiếp theo nên đưa vào trong mô hình để hồi quy và kiểm định, thực hiện phân tích như một biến độc lập, từ đó có thể đánh giá khái quát hơn được các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ tư, nhóm hi vọng đề tài này sẽ là gợi ý tham khảo cho những công trình

tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ. Qua đó rút ra những đóng góp, kiến nghị thiết thực hơn nhằm xóa bỏ rào cản, đảm bảo quyền lợi cho lực lượng Freelancers.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w