Thuyết hành vi dự định – TPB

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FREELANCER

2.2. Lý thuyết chung liên quan đến ý định trở thành Freelancer

2.2.2 Thuyết hành vi dự định – TPB

Ajzen đã phát triển thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB) dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (Fishbein & Ajzen, 1975) năm 1985 và hoàn thiện năm 1991 (Ajzen,1985; Ajzen,1991). TPB được ra đời để bù đắp những khiếm khuyết của TRA; đặc biệt trong những tình huống các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của mình, và thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ (Hansen & cộng sự, 2004).

TPB cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi, đó là: thái độ đối với hành vi, nhận thức về áp lực xã hội hay ảnh hưởng của xã hội đối với hành

vi cá nhân, khả năng kiểm soát hành vi được cảm nhận (Perceived Behavioral Control – PBC). So với mô hình TRA, mô hình TPB có bổ sung thêm ảnh hưởng của yếu tố PBC đến ý định thực hiện hành vi.

Hình 2.2. Sơ đồ lý thuyết TPB

Nguồn: Ajzen (1991)

Cũng giống như TRA, mô hình TPB đề cập đến hành vi (behavior) dựa trên những biểu hiện có thể quan sát được của hành vi đó, được thực hiện (hoặc không được thực hiện) liên quan đến một mục tiêu cụ thể, trong một tình huống nhất định, tại một thời điểm cụ thể (Fishbein & Ajzen, 1975). Ở đây, tiền đề quan trọng nhất để thực hiện hành vi vẫn là ý định của cá nhân để thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi được hiểu là “mức độ mạnh hay yếu mà ý định của một người muốn thực hiện một hành

vi cụ thể” (Fishbein & Ajzen, 1975). TPB cho rằng ý định để tham gia vào một hành vi tỉ lệ thuận với khả năng hành vi này sẽ được thực hiện.

Khác với TRA, TPB đưa ra ba tiền đề (thay vì hai) tác động đến ý định thực hiện hành vi bao gồm: thái độ, chuẩn mực chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi được cảm nhận. Ngoài hai yếu tố đã đề cập ở TRA, khả năng kiểm soát hành vi được cảm nhận (PBC) nói đến việc thực hiện hành vi là khó khăn hay dễ dàng. Mức độ trở ngại này được phản ánh từ sự trải nghiệm trong quá khứ cũng như từ sự cản trở được dự đoán trong tương lai. TPB cho rằng ý định thức hiện hành vi (còn đang cân nhắc) sẽ càng

mạnh khi thái độ, chuẩn mực chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi được cảm nhận thuận lợi.

Cũng theo TPB, các nhận thức nổi bật (salient beliefs) được xem là các tiền đề quyết định về ý định và hành động của một cá nhân. Có ba loại nhận thức quan trọng được xác nhận trong mô hình TPB bao gồm: nhận thức hành vi được xem là ảnh hưởng đến thái độ; nhận thức chuẩn mực được xem là tiền đề của yếu tố chuẩn mực chủ quan; và nhận thức kiểm soát hành vi được xem là tiền đề của khả năng kiểm soát hành vi được cảm nhận (Ajzen,1991) (Hình 2.2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w