Phương trình hồi quy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 86 - 90)

5. Kết cấu đề tài

4.2.5.1. Phương trình hồi quy

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến biểu diễn mối quan hệ của 06 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội có dạng như sau:

YD = B0 + B1NTKS + B2TD+ B3NTXH+ B4VXH + B5TC + B6VCN

Trong đó: Các hệ số B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6 là các hệ số hồi quy của mô hình; YD là biến phụ thuộc. Các biến NTKS, TD, NTXH, VXH, TC, VCN là biến độc lập.

a. Hồi quy lần thứ nhất

Bảng 4.46. Độ phù hợp của mô hình

Hồi quy R R square R square hiệu Ước lượng sai số

chỉnh độ lệch chuẩn

lần 1

0.618a 0.382 0.374 0.64353

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Qua bảng 4.46, ta có số R2 hiệu chỉnh (0.374) nhỏ hơn R2 (0.382) vì vậy dùng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ hợp lí hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.374 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 37.4%. Nói cách khác, 37.4% sự biến thiên của biến phụ thuộc ý định trở thành Freelancer được giải thích bởi 6 biến độc lập gồm: nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ cá nhân, nhận thức xã hội, tính cách cá nhân, vốn con người, và vốn xã hội.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Bảng 4.47, ta thấy trị số F của mô hình là 45.767, mức ý nghĩa quan sát (giá trị Sig. = 0.000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 4.47. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Hồi quy lần 1 Tổng bình df Bình phương F Sig.

phương trung bình

Hồi quy 113.721 6 18.953 45.767 0.000b

(Regression)

Số dư (Residual) 183.875 444 0.415

Total 297.596 450

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình

Các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi quy, ta sẽ thấy được tầm quan trọng của các nhân tố đối với ý định trở thành Freelancer của giới trẻ theo mô hình đề nghị trong nghiên cứu.

Bảng 4.48. Kết quả thống kê từng biến trong mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số

Hồi quy lần 1 chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Beta Sig. VIF

Hằng số 0.293 256 0.254 Nhận thức kiểm soát hành 0.137 0.046 0.141 0.003 1.658 vi (NTKS) Thái độ cá nhân (TD) 0.514 0.056 0.398 0.000 1.326 Nhận thức xã hội (NTXH) -0.094 0.047 -0.085 0.046 1.313 Vốn xã hội (VXH) 0.143 0.054 0.133 0.008 1.801 Tính cách cá nhân (TC) 0.150 0.054 0.132 0.006 1.647 Vốn con người (VCN) -0.060 0.040 -0.056 0.132 1.009

Biến phụ thuộc: Ý định trở thành Freelancer (YD)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Giá trị Sig của các biến (nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức xã hội, tính cách cá nhân, thái độ cá nhân, vốn xã hội) đều nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ 5 biến này có ý nghĩa về mặt thống kê và có ảnh hưởng nhất định tới biến ý định trở thành Freelancer (mức ý nghĩa 95%). Riêng nhân tố vốn con người có Sig. = 0.132 > 0.05 chưa đảm bảo ý nghĩa thống kê nên nhóm nghiên cứu loại bỏ nhân tố này.

b. Hồi quy lần thứ hai

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến đã điều chỉnh, biểu diễn mối quan hệ của 05 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội có dạng như sau:

YD = B0 + B1NTKS + B2TD + B3NTXH + B4VXH + B5TC  Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.49. Độ phù hợp của mô hình

Hồi quy lần 2

R R square R square hiệu Ước lượng sai số độ

chỉnh lệch chuẩn

0.616a 0.379 0.372 0.64445

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Ta có hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.372 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 37.2%. Nói cách khác, 37.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc ý định trở thành Freelancer được giải thích bởi 5 biến độc lập gồm: nhận thức xã hội, tính cách cá nhân, thái độ cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi và vốn xã hội.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.50. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Hồi quy lần 2 Tổng bình df Bình phương F Sig.

phương trung bình

Hồi quy (Regression) 112.780 6 22.556 54.310 0.000b

Số dư (Residual) 184.816 445 0.415

Total 297.596 450

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Từ kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Bảng 4.50), trị số F của mô hình là 54.310, mức ý nghĩa quan sát (giá trị Sig. rất nhỏ là 0.000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với tập dữ liệu.

Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình

Bảng 4.51. Kết quả thống kê từng biến trong mô hình Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số

chuẩn hoá Sig. VIF B Sai lệch chuẩn Beta (β)

Hằng số 0.100 0.222 0.654 Nhận thức kiểm soát hành 0.133 0.046 0.138 0.004 1.654 vi (NTKS) Thái độ cá nhân (TD) 0.520 0.055 0.403 0.000 1.320 Nhận thức xã hội (NTXH) -0.096 0.047 -0.087 0.042 1.312 Vốn xã hội (VXH) 0.148 0.054 0.137 0.007 1.796 Tính cách cá nhân (TC) 0.149 0.055 0.131 0.006 1.646 Biến phụ thuộc: Ý định trở thành Freelancer (YD)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả (2020)

Kết quả hồi quy của các nhân tố cho thấy, với mức ý nghĩa 95% thì tất cả các yếu tố trong mô hình là Nhận thức kiểm soát hành vi, Thái độ cá nhân, Nhận thức xã hội, Vốn xã hội, Tính cách cá nhân đều có một mức độ ảnh hưởng nhất định đến Ý định trở thành Freelancer do cả tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0.05. Cần chú ý thêm rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Như vậy, chúng ta rút ra mô hình hồi quy tác động của các nhân tố đến Ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội như dưới đây:

- Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

YD = 0.1 + 0.133*NTKS + 0.520*TD – 0.096*NTXH+ 0.148*VXH + 0.149*TC

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chỉ mang ý nghĩa toán học vì vậy nhóm nghiên cứu sử dụng thêm phương trình hồi quy đã chuẩn hóa mang ý nghĩa kinh tế.

- Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa:

YD = 0.138*NTKS + 0.403*TD – 0.087*NTXH + 0.137*VXH + 0.131*TC

Giá trị hồi quy chuẩn hoá của các biến cho ta đánh giá được tầm quan trọng của các biến, biến nào có giá trị hồi quy chuẩn hoá tính theo trị tuyệt đối lớn hơn thì càng ảnh hưởng nhiều đến biến Ý định trở thành Freelancer. Có thể thấy rằng Thái độ cá nhân là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến Ý định làm Freelancer của giới trẻ Hà Nội (β = 0.403), tiếp sau đó lần lượt là các nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0.138), Vốn xã hội (β = 0.137), Tính cách cá nhân (β = 0.131), và cuối cùng là Nhận thức xã hội (β = - 0.087).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TRỞ THÀNH FREELANCER (NGƯỜI LÀM NGHỀ TỰ DO) CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w