1.2. Cơ sở lý luận về nợ công
1.2.4. Vai trò của nợ công
Hình 1.3. Vai trò của nợ công
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
Nhƣ vậy, nợ công có ba vai trò chính :
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nƣớc, từ đó tăng cƣờng nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tƣ đồng bộ của Nhà nƣớc. Điều này xuất phát từ nhu cầu vốn, đây là yếu tố quan trọng nhất khi muốn thực hiện phát triển nhanh chóng về mặt cơ sở hạ tầng. Khi các nguồn vốn trong nƣớc không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn vốn vay nợ, hay nợ công chính là yếu tố tiếp theo mà các quốc gia chú trọng đến. Áp dụng chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bƣớc đƣợc giải quyết để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế của quốc gia đó.
Thứ hai, nợ công góp phần tận dụng đƣợc nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cƣ. Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại các bộ phận dân cƣ giàu, nghèo, trong đó có bộ phận dân cƣ có nhiều các khoản tiền nhàn rỗi, các khoản tiền tiết kiệm. Dựa vào việc Nhà nƣớc vay nợ, những khoản tiền này sẽ
Vai trò của nợ công
Gia tăng nguồn lực cho Nhà nƣớc, tăng cƣờng nguồn vốn
phát triển CSHT, tăng khả năng đầu tƣ đồng bộ của Nhà nƣớc Góp phần tận dụng đƣợc nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cƣ Tận dụng đƣợc sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế
đƣợc đƣa vào sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tƣ.
Thứ ba, nợ công tận dụng đƣợc sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nƣớc phát triển muốn gây ảnh hƣởng đến các quốc gia nghèo, cũng nhƣ muốn hợp tác kinh tế song phƣơng là hoạt động tài trợ quốc tế. Nhận thức đƣợc điều này, các quốc gia thực hiện các khoản nợ công nhƣ một cách để tận dụng đƣợc sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Thực hiện hiệu quả vấn đề này, các quốc gia sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ƣu đãi để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền đất nƣớc.