1.3. Cơ sở lý luận về quản lý nợ công
1.3.1. Khái niệm quản lý nợ công
Khái niệm "quản lý nợ công" đƣợc cấu thành từ khái niệm "quản lý" và khái niệm "nợ công". Cụ thể:
Về khái niệm "quản lý, có thể hiểu một cách tổng quát, "quản lý" đặc trƣng cho quá trình điều khiển, dẫn hƣớng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, trí thực và giá trị vô hình). Quản lý nói chung hay quản lý trong các tổ chức nói riêng bao gồm những đề tài chính sau: Hoạch định, Tổ chức, Bố trí nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát.
Về khái niệm "nợ công", nhƣ đã đề cập, nợ công là khái niệm dùng để chỉ khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể đƣợc phép vay vốn theo quy định của pháp luật, trong đó, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh và các khoản nợ khác tùy theo quan điểm ở từng quốc gia.
Theo đó, khái niệm "quản lý nợ công" có thể đƣợc hiểu là tổng thể quá trình điều khiển, dẫn hƣớng tất cả các bộ phận, cơ quan, tổ chức kinh tế nhằm
thực hiện việc sử dụng các nguồn nợ công, bao gồm các khoản nợ chính phủ, nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh và các khoản nợ khác, sao cho các khoản nợ này hiệu quả, đúng mục đích và đem lại những lợi ích cho quốc gia sử dụng nợ công.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12 cũng nêu rõ quản lý nợ công bao gồm các hoạt động quản lý về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Quản lý nợ công là một tiến trình lập và thực hiện chiến lƣợc quản lý nợ của một quốc gia nhằm tạo đƣợc một lƣợng vốn theo yêu cầu, đạt đƣợc các mục tiêu về rủi ro và chi phí, cũng nhƣ các mục tiêu khác mà nhà nƣớc đặt ra.
Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trƣởng của nợ công phải bền vững có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau mà vẫn đáp ứng đƣợc các mục tiêu về rủi ro và chi phí.