PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công của trung quốc và một số gợi ý cho việt nam (Trang 43 - 48)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Với chủ đề về quản lý nợ công của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam, đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

· Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về các vấn đề nợ công, quản lý và sử dụng nợ công cũng nhƣ hậu quả của việc mất kiểm soát nợ công đối với nền kinh tế.

· Tiếp cận từ những con số thực tế phản ánh thực trạng nợ công những năm gần đây của Trung Quốc cũng nhƣ Việt Nam. Phân tích và so sánh số liệu để làm rõ nguy cơ tiềm ẩn của mất kiểm soát nợ công.

· Tiếp cận từ những định hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc, chính sách phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu những chính sách mà hai nƣớc đang áp dụng cho vấn đề nợ công.

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau: - Sách chuyên khảo

- Đề tài, luận văn liên quan đến luận văn - Các tạp chí, bài báo khoa học

- Các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, các báo cáo liên quan.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập thông qua các phƣơng pháp tham khảo, nghiên cứu các báo cáo, công trình nghiên cứu trƣớc đó, bao gồm

các sách, giáo trình, các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng nhƣ các bài báo liên quan đến vấn đề nợ công tại Trung Quốc trong giai đoạn 2009 – 2014.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 của Luận văn nhằm mục đích thu thập các dữ liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề kinh tế Trung Quốc và nợ công tại Việt Nam, để thấy kết quả về tính không trùng lặp về đề tài nghiên cứu cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn của đề tài đối với vấn đề nợ công tại Việt Nam.

Ngoài ra, phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp còn đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 của Luận văn nhằm mục đích thu thập các dữ liệu liên quan đến thực trạng nợ công tại Trung Quốc, trong đó có các dữ liệu liên quan đến tình hình nợ công tại Trung Quốc và các chính sách quản lý nợ công tại quốc gia này. Thu thập các dữ liệu này để thấy kết quả về những mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong các chính sách, cơ chế và giải pháp xử lý nợ công tại Trung Quốc, từ đó đƣa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chƣơng 4 của đề tài.

Dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả thu thập cho mục bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, thông qua quá trình sử dụng các phƣơng pháp xử lý, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp về thực trạng nợ công tại Trung Quốc những năm qua. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là từ các phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng 4 của Luận văn nhằm mục đích tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến thực trạng nợ công tại Trung Quốc và đƣa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong những năm tới, để đạt đƣợc kết quả nghiên cứu cuối cùng của Việt Nam

là đƣa ra những bài học kinh nghiệm về xử lý nợ công cho Việt Nam từ các nghiên cứu về vấn đề nợ công tại Trung Quốc.

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê số học để xử lý số liệu, minh chứng cho luận điểm đƣa ra, các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống các vấn đề nghiên cứu. Trong đó, phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp dữ liệu là phƣơng pháp tác giả sử dụng nhiều nhất trong khi xử lý các dữ liệu liên quan đến thực trạng nợ công tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng trong cả 04 chƣơng của Luận văn nhằm mục đích xử lý các dữ liệu liên quan đến nội dung chƣơng, từ đó đƣa vào bài.

Đối với chƣơng 1, phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp và đúc kết lại các nội dung cốt lõi từ các dữ liệu thứ cấp đã đƣợc thu thập, nhằm đạt đƣợc kết quả là kết luận đƣợc các vấn đề về tổng quan tình hình nghiên cứu, cũng nhƣ hệ thống hóa lại các vấn đề liên quan đến nợ công và quản lý nợ công tại một quốc gia.

Đối với chƣơng 2, phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp và đúc kết lại các phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc sử dụng trong luận văn, nhằm đạt đƣợc kết quả là từ khái niệm, cách hiểu và nội dung của các phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp nào trong luận văn, trong chƣơng nào và khai thác kết quả gì khi sử dụng phƣơng pháp đó.

Đối với chƣơng 3, phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp và đúc kết lại các nội dung cốt lõi từ các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã đƣợc thu thập, nhằm đạt đƣợc kết quả là tổng kết đƣợc những đánh giá chung về thực trạng nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2014, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế.

Đối với chƣơng 4, phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp và đúc kết lại các nội dung cốt lõi về những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ quá trình nghiên cứu thực trạng nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2014.

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình. Trƣờng hợp điển hình đƣợc sử dụng để nghiên cứu là trƣờng hợp của Trung Quốc. Luận văn nghiên cứu, phân tích nợ công và quản lý nợ công của Trung Quốc để rút ra gợi ý cho Việt nam.

Phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng trong chƣơng 3 của luận văn để nghiên cứu trƣờng hợp của Trung Quốc, làm rõ thực trạng nợ công và quản lý nợ công của Trung Quốc trong giai đoạn 2009-2014 từ đó rút ra đƣợc một số bào học và gợi ý cho công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

2.2.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Luận văn "Quản lý nợ công của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu, đặc biệt là ở các chƣơng 3 và 4 của luận văn. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của quản lý nợ công của Trung Quốc giai đoạn 2009-2014, trong khi đó phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ

việc phân tích để đƣa ra những nhận định và đánh giá chung về hoạt động quản lý nợ công trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của quản lý nợ công tại Trung Quốc cũng nhƣ Việt Nam. Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nợ công của Trung Quốc giai đoạn 2009-2014. Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công của trung quốc và một số gợi ý cho việt nam (Trang 43 - 48)