CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠI TRUNG QUỐC
4.1. Khái quát về nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam giai đoạn
4.1.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam
4.1.1.1. Phân tích thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2014
Xem xét thực trạng nợ công ở Việt Nam, tác giả thống kê các số liệu quan trọng trong bảng 4.1 dƣới đây:
Bảng 4.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014
Năm Số liệu nợ công
(Tỷ USD) GDP (Tỷ USD) Tỷ lệ nợ công/GDP (%) 2001 11.5 32.5 35.38 2002 13.3 35.1 37.89 2003 16.1 39.8 40.45 2004 19.4 45.4 42.73 2005 23.2 52.9 43.86 2006 27.9 60.8 45.89 2007 35.5 71.0 50.00 2008 40.9 89.5 45.70 2009 47.7 91.5 52.13 2010 55.2 101.6 54.33 2011 66.1 122.0 54.2 2012 73.7 136.0 54.2 2013 95.3 175.9 54.2 2014 110.9 184.0 60.3
Nguồn: Tổng hợp từ [ThS. Nguyễn Tuấn Tú, 2012], [Tổng cục Thống kê, 2011] và một số tài liệu liên quan khác.
Ghi chú: Theo số liệu của Bộ Tài chính, không phải của IMF.
Dựa vào Bảng 4.1, ta có Bảng 4.2 và Hình 4.1 biểu diễn biến động trong số liệu nợ công và tỷ lệ nợ công của Việt Nam từ năm 2001 đến nay (2014). Cụ thể:
Bảng 4.2. Biến động nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014
Năm Số liệu nợ công
(Tỷ USD) Biến động (Tỷ USD) Phần trăm biến động (%) 2001 11.5 - - 2002 13.3 1.8 15.65 2003 16.1 2.8 21.05 2004 19.4 3.3 20.50 2005 23.2 3.8 19.59 2006 27.9 4.7 20.26 2007 35.5 7.6 27.24 2008 40.9 5.4 15.21 2009 47.7 6.8 16.63 2010 55.2 7.5 15.72 2011 66.1 10.9 19.75 2012 73.7 7.6 11.50 2013 95.3 21.6 29.31 2014 110.9 15.6 16.37
Nguồn: Dựa theo số liệu Bảng 4.1, tác giả tự tính toán, tổng hợp
Từ Bảng 4.1 và 4.2, ta thấy:
Năm 2001, tỷ lệ nợ công của Việt Nam chỉ mới là 11,5 tỷ USD chiếm 35,38% GDP thì đến năm 2010, con số này đã tăng gần 5 lần, lên 55,2 tỷ USD chiếm 54,33% GDP. Tính đến ngày 31/12/2010, tại Việt Nam, nợ chính
phủ chiếm 80%, nợ đƣợc Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% và nợ chính quyền địa phƣơng chiếm 1%. Trong cơ cấu nợ công, nợ trong nƣớc chiếm 42% và nợ nƣớc ngoài chiếm 58%.
Trong ba năm tiếp theo, từ năm 2010 đến năm 2013, nợ công đi ngang, chỉ tăng tiếp lên 54,2% GDP. Tuy nhiên, đến năm 2014, nợ công Việt Nam lại tăng vọt lên đến con số 60,3% GDP. Từ năm 2011, nợ công tăng nhanh, từ 54,2% GDP lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và chạm mức 61,3% GDP vào cuối năm 2015 theo công bố của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính).
Tuy nhiên, theo báo cáo cuối năm, cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn khẳng định nợ công Việt Nam là an toàn. Lý do mà nhà nƣớc đánh giá nhƣ vậy là bởi vì nhà nƣớc cho rằng mục tiêu kiểm soát của Chính phủ là 65% GDP vẫn đạt đƣợc mà chƣa chú ý nhiều đến việc tỷ lệ nợ công là bao nhiêu và mức độ tăng, giảm ra sao?.
Nhƣ vậy, nợ công từ năm 2001 đến năm 2014 có xu hƣớng biến động tăng đều và không có giai đoạn nào có sự giảm sút trong số liệu nợ công. Cụ thể, giai đoạn có tốc độ tăng nợ công cao nhất là giai đoạn 2012 - 2013 với tốc độ tăng 29.31%, giai đoạn 2006- 2007 với tốc độ tăng 27.24%. Giai đoạn 201 – 2012 có tốc độ tăng nợ công thấp nhất với 11.50%.
Về cơ bản, có thể thấy, nợ công Việt Nam gia tăng đều trong suốt giai đoạn 2001 – 2014 với tốc độ tăng ở mức trung bình, khoảng từ 11% đến 30%.
0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ nợ công/GDP Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013 Năm
Biến động tỷ lệ nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014 (% )
Hình 4.1. Biến động tỷ lệ nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014
Nguồn: Dựa theo số liệu Bảng 4.1, tác giả tự tổng hợp
Căn cứ theo Hình 4.1, ta thấy các đƣờng biểu diễn có đƣờng dốc lên, dốc xuống bất thƣờng trong giai đoạn 2001 – 2014: Các đƣờng biểu diễn dốc lên từ năm 2001 đến 2007, sau đó giảm năm 2008, dốc lên trở lại đến năm 2009 đến năm 2012. Năm 2011 đến năm 2013, tỷ lệ nợ công trên GDP đi ngang và đến năm 2014 tăng vƣợt trở lại. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam trong cả giai đoạn 2001 – 2014 có xu hƣớng tăng nhanh và mạnh.
So sánh với các nƣớc láng giềng tính đến hết năm 2014, có thể thấy, tỷ lệ nợ công ở Indonesia chỉ là 24,4% GDP, ở Thái Lan là 45,9%; Philippines 50,2%; Lào 46,3%; Malaysia 54,6% và bình quân của các nƣớc đang phát triển là 35,3% GDP. Điều này cho thấy, nếu so với năm nƣớc láng giềng, Việt Nam đang có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất khi đã chạm ngƣỡng 60,3% GDP vào năm 2014. Mặt khác, thu nhập trung bình của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều nƣớc, và dân số Việt Nam bắt đầu già hoá với tỷ lệ 7% trong khi ở Lào là 4%, ở Indonesia và Ấn Độ là 5%. Bên cạnh đó, năng suất lao động của Việt Nam cũng giảm dần và thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Ngƣợc lại với những điều này, tỷ lệ nợ công hay tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công của nƣớc ta lại càng ngày đang ngày tăng cao. Đây là câu hỏi đặt ra cho nƣớc ta trong việc quản lý nợ công để mức nợ công không làm ảnh hƣởng đến tình hình phát triển KTXH của quốc gia, không gây ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của đất nƣớc.
* Đánh giá chung - Những mặt tích cực
Thông qua các chƣơng trình đầu tƣ công, nợ công của Việt Nam đƣợc chuyển tải vào các dự án đầu tƣ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nhìn chung, việc sử dụng nợ công của Việt Nam trong những năm vừa qua đã mang lại một số hiệu quả tích cực. Cụ thể nhƣ sau:
Một là, nợ công đã đáp ứng đƣợc nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tƣ phát triển và cân đối NSNN. Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trƣờng, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia... đều đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn vay công.
Hai là, các chỉ số nợ công hiện nay nếu theo chiến lƣợc dài hạn và chƣơng trình nợ công trung hạn thì đang trong giới hạn an toàn.
Ba là, các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ƣu đãi; Chẳng hạn nhƣ các dự án của WB hay ADB thƣờng khoảng 20 - 30 năm, thậm chí có dự án 40 năm; thời gian ngắn hạn từ 5 đến 10 năm; lãi suất 11 - 12%. Thực tế khoảng 80% khoản vay là vay ƣu đãi nên áp lực nợ công không lớn lắm và có thể nói là nằm trong tầm kiểm soát đƣợc.
Bốn là, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng, đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la tƣơng đối ổn định, Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ nên đồng yên yếu đi, Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro.
Năm là, xu hƣớng giảm tỷ trọng nƣớc ngoài trong cơ cấu Chính phủ với tiêu chí tỷ trọng hàng năm là nợ trong nƣớc tăng lên và nợ nƣớc ngoài giảm đi.
Sáu là, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh hoạt, không chỉ vay từ các tổ chức tài chính mà hiện nay vay rất nhiều từ các dịch vụ phái sinh và các văn phòng tài chính khác.
Bảy là, thể chế chính sách dần đƣợc hoàn thiện, công tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn và tiếp cận đƣợc thông lệ quốc tế. [Trung tâm Thông tin dữ liệu - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng, 2013]
- Những mặt hạn chế
Trong tình trạng lạm phát toàn cầu đang gia tăng, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến về tiền tệ trên thế giới thì quản lý nợ công thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Vấn đề nợ công của Việt Nam mặc dù đƣợc đánh giá là an toàn nhƣng cũng đang tiềm ẩn hàng loạt các mối lo ngại từ quy mô, đến tính an toàn và khả năng tài trợ nợ công. Rõ ràng, nợ công ở Việt Nam đang tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tƣ không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất tăng cao khiến cho việc tài trợ nợ công ngày càng trở nên đắt đỏ và tạo áp lực tín dụng dài hạn. Cụ thể, các rủi ro và yếu kém trong việc sử dụng và quản lý nợ công có thể đƣợc nhắc tới bao gồm:
Một là, nợ công của Việt Nam có xu hƣớng tăng nhanh cả nợ trong nƣớc và nợ nƣớc ngoài với mức bình quân 5-7%GDP/năm. Bản tin nợ nƣớc ngoài của Bộ Tài chính cho thấy gánh nặng nợ nƣớc ngoài đang ra tăng liên tục cả về quy mô nợ, nợ phải trả, và điều kiện nợ.
Hai là, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thƣờng xuyên. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm đƣợc khắc phục. Ðiều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tƣ công và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà
nƣớc cũng nhƣ các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tƣ dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tƣ.
Ba là, nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững đó là nợ công ngày hôm nay phải đƣợc trả bằng thặng dƣ ngân sách ngày mai. Nhƣng thực tế tại Việt Nam, thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vƣợt xa ngƣỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, đe dọa đến tính bền vững của nợ công.
Bốn là, trong thời gian qua, lãi suất và tỷ giá liên tục biến động theo hƣớng tiền đồng Việt Nam bị mất giá nên đã tạo ra áp lực lãi suất đối với nợ trong nƣớc và áp lực tỷ giá đối với nợ nƣớc ngoài.
Năm là, khả năng so sánh và giám sát quốc tế về độ an toàn nợ thông qua các chỉ số giám sát của Việt Nam thấp do hạch toán NSNN chƣa đƣợc chuẩn hóa và công khai. Có sự chênh lệch khá lớn về Tỷ lệ nợ công/GDP của Bộ Tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế. Sở dĩ có sự chênh lệch nhƣ vậy vì chúng ta đã bỏ sót 2 tiêu chí tƣơng đối quan trọng là lƣơng hƣu và không thống kế hết các khoản vay đƣợc chính phủ bảo lãnh khi thống kê nợ công.
Sáu là, thông tin về nợ công không minh bạch. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã bƣớc đầu có những thông tin công khai về nợ công. Trong nợ công cũng mới chỉ quan tâm đến nợ chính phủ nên khó có thể thấy đƣợc toàn cảnh vấn đề tài chính công và nợ công vì khu vực Nhà nƣớc là rất lớn và Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khu vực này. Thực trạng này dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác quy mô, tính chất của các khoản nợ. Thông tin không minh bạch làm cho các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế không có căn cứ để đánh giá thực chất tình hình tài khóa của quốc gia đi vay nợ, dẫn đến đánh giá không chính xác, quốc gia vay nợ cũng sẽ phải chịu mức chi phí vay nợ cao.
Bảy là, Việt Nam mới chỉ quan tâm quản lý nợ bắt buộc, trực tiếp mà chƣa quan tâm tới nợ ẩn. [Trung tâm Thông tin dữ liệu - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng, 2013]
4.1.1.2. Xu hướng nợ công của Việt Nam trong thời gian tới
Trong báo cáo của tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn trong "Tƣơng lai nợ công của Việt Nam: Xu hƣớng và thử thách", từ chƣơng trình giảng dạy FulBright, một chƣơng trình học bổng hệ thạc sĩ và tiến sĩ tại Mỹ, nằm trong top 10 học bổng hàng đầu dành cho sinh viên quốc tế, tác giả đã chỉ rõ:
"Nói chung, tỷ lệ nợ công trên GDP ở Việt Nam theo dự báo ở các nhóm kịch bản đều cho thấy một đặc điểm chung. Trong ít nhất khoảng 5 năm tới, tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ tiếp tục tăng lên và đạt các đỉnh điểm vào những thời điểm khác nhau tùy theo các viễn cảnh tăng trƣởng kinh tế và lạm phát nhƣng quan trọng nhất vẫn là chính sách tài khóa của chính phủ. Nếu chính phủ chấp nhận cắt giảm mạnh mức bội chi ngân sách hàng năm và sau đó tiến đến cân bằng, thậm chí có thặng dƣ ngân sách thì tỷ lệ nợ trên GDP sẽ giảm nhanh về mức thấp một cách an toàn. Ngƣợc lại, nếu việc chi tiêu ngân sách vẫn tiếp tục hoang phí và tính kỷ luật tài khóa không đƣợc thực thi thì tỷ lệ nợ trên GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh và gần nhƣ không có giới hạn".
"Dự báo trong những năm tới tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên nhƣng sẽ giảm xuống trong trung hạn. Điều này tùy thuộc một phần vào viễn cảnh kinh tế vĩ mô nhƣng quan trọng nhất chính là tình trạng của cán cân ngân sách". (Chƣơng trình giảng dạy FulBright, 2013)
Về cơ bản, có thể thấy, nợ công nƣớc ta có xu hƣớng sẽ còn tăng lên trong những năm sắp tới (ít nhất là năm năm tới) và sẽ đạt định điểm vào những thời điểm khácnhau, tùy theo viễn cảnh nền kinh tế nƣớc nhà.