1.2. Cơ sở lý luận về nợ công
1.2.6. Hậu quả của mất kiểm soát nợ công
Mất kiểm soát nợ công mang đến nhiều hậu quả khó lƣờng, ảnh hƣởng tới sự phát triển và tốc độ tăng trƣởng của bất kỳ nền kinh tế nào kiểm soát không hiệu quả vấn đề nợ công. Hậu quả của mất kiểm soát nợ công có thể đƣợc tóm lƣợc trong các nội dung sau:
Hình 1.5. Hậu quả của mất kiểm soát nợ công
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Theo đó, (Hình 1.5), các hậu quả chính của việc mất kiểm soát nợ công bao gồm: (1) Làm giảm tích lũy vốn tƣ nhân, dẫn đến thoái lui đầu tƣ tƣ nhân, (2) Làm giảm tiết kiệm quốc gia, (3) Tạo áp lực gây ra lạm phát, (4) Làm méo mó hoạt động kinh tế, tổn thất phúc lợi xã hội, (5) Những hậu quả khác.
Cụ thể :
(1) Làm giảm tích lũy vốn tư nhân, dẫn đến thoái lui đầu tư tư nhân
Hậu quả đầu tiên của việc mất kiểm soát nợ công là làm giảm tích lũy vốn tƣ nhân, dẫn đến thoái lui đầu tƣ tƣ nhân trong các nền kinh tế mất kiểm soát nợ công.
Cụ thể : Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nƣớc, nhƣ thế, mức tích lũy vốn tƣ nhân sẽ đƣợc thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng sẽ lại sở hữu trái phiếu chính phủ và điều này làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên. Điều này đã vô tình
Hậu quả của mất kiểm soát nợ công Giảm tích lũy vốn tƣ nhân, dẫn đến thoái lui đầu tƣ tƣ nhân Làm giảm tiết kiệm quốc gia Tạo áp lực gây ra lạm phát Làm méo mó hoạt động kinh tế, tổn thất phúc lợi xã hội Những hậu quả khác
đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tƣ tăng và có thể dẫn đến hiện tƣợng “thoái lui đầu tƣ” khu vực tƣ nhân.
(2) Làm giảm tiết kiệm quốc gia
Hậu quả thứ hai của việc mất kiểm soát nợ công là làm tiết kiệm quốc gia trong các nền kinh tế mất kiểm soát nợ công.
Ta có công thức xác định thu nhập quốc gia theo giá trị GDP nhƣ sau : Y = C + S + T = C + I + G + NX = GDP
Trong đó:
Y: thu nhập quốc gia C: Tiêu dùng tƣ nhân S: tiết kiệm tƣ nhân
T: Các khoản thuế trừ đi các khoản thanh toán I: Ðầu tƣ nội địa
G: Chi tiêu của chính phủ NX: Xuất khẩu ròng.
Từ đó, ta có các công thức: S + (T-G) = I + NX (2) Hay: T- G = I + NX - S (3)
Từ phƣơng trình (3) ta thấy, (T-G<0) tức khi ngân sách nhà nƣớc thâm hụt thì I + NX < S, đồng nghĩa với các khả năng có thể xảy ra là: Tiết kiệm tƣ nhân (S) tăng, đầu tƣ nội địa (I) giảm và xuất khẩu ròng (NX) giảm.
Nếu xét trƣờng hợp khi chính phủ tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt, các khả năng trên sẽ làm xuất hiện các vấn đề nhƣ sau:
- Tiết kiệm tư nhân (S) tăng: Tạm thời giả định tiết kiệm tƣ nhân tăng ít hơn phần tiết kiệm của chính phủ giảm, nhƣ vậy, điều này khiến tiết kiệm quốc gia giảm. Nhƣ vậy, mất kiểm soát nợ công dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia.
- Đầu tư nội địa (I) giảm: Đầu tƣ nội địa (I) giảm khiến tổng vốn nội địa giảm, cộng với lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm trên mỗi đồng vốn sẽ cao hơn, năng suất lao động sụt giảm, vì vậy, làm giảm mức lƣơng và thu nhập trung bình dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia.
- Xuất khẩu ròng (NX) giảm: Chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nƣớc tăng tƣơng đối so với lãi suất nƣớc ngoài, dẫn đến luồng tiền từ nƣớc ngoài đổ vào trong nƣớc tăng khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong nƣớc đắt hơn hàng hóa nƣớc ngoài, trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trƣờng quốc tế, từ đó giảm xuất khẩu ròng.
Xuất khẩu ròng giảm, đầu tƣ nƣớc ngoài giảm tức là ngƣời dân nội địa sẽ sở hữu ít vốn nƣớc ngoài hơn. Từ đó, thu nhập ngƣời dân nội địa sẽ giảm, tiết kiệm quốc gia giảm.
(3) Tạo áp lực gây ra lạm phát
Hậu quả thứ ba của việc mất kiểm soát nợ công là tạo áp lực gây ra lạm phát trong các nền kinh tế mất kiểm soát nợ công.
Về nguyên nhân gây nền lạm phát, nhƣ đã biết, có hai nguyên nhân chính : (1) Tổng cầu tăng lên, (2) Chi phí đẩy.
Việc chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao. Khi tăng vay nợ trong nƣớc, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tƣ, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Ngoài ra, lãi suất tăng, ngƣời nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tƣ nhân tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trƣởng thực của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trƣởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).
Khi chính phủ tăng vay nợ nƣớc ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nƣớc có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm phát.
(4) Làm méo mó hoạt động kinh tế, tổn thất phúc lợi xã hội
Hậu quả thứ tƣ của việc mất kiểm soát nợ công là nó làm méo mó hoạt động kinh tế, tổn thất phúc lợi xã hội trong các nền kinh tế mất kiểm soát nợ công. Dù là vay nợ trong hay ngoài nƣớc, các hoạt động mất kiểm soát nợ công đều làm méo mó các hoạt động kinh tế và làm tổn thất phúc lợi xã hội. Cụ thể:
Nếu vay nƣớc ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ các khoản thu thuế. Ngƣời dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tƣơng lai để trả lãi cho các đối tƣợng ngoài quốc gia sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng... từ đó giảm chất lƣợng cuộc sống.
Vay trong nƣớc có thể đƣợc coi là ít tác động hơn bởi lý do chính phủ nợ chính công dân nƣớc mình và cũng chính họ là ngƣời đƣợc hƣởng thụ các lợi ích do các khoản chi tiêu công tạo ra. Tuy nhiên, ngay cả khi một ngƣời bị đánh thuế để trả lãi cho chính họ do đang sở hữu trái phiếu chính phủ thì vẫn có những tác động khiến cho các hoạt động kinh tế của ngƣời đó bị bóp méo. Dù cho Chính phủ dùng loại thuế nào (thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản…), đánh thuế dƣới hình thức nào (trực tiếp, gián tiếp) cũng sẽ dẫn đến những sai lệch trong các hoạt động kinh tế của một cá nhân nhƣ thay đổi hành vi tiết kiệm, tiêu dùng, từ đó ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh tế vi mô, vĩ mô khác nhƣ: sản xuất, việc làm... Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi vô hình chung đã tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời nộp thuế và ngƣời sở hữu trái phiếu chính phủ, theo đó ngƣời nộp thuế chắc chắn phải
gánh chịu sự suy giảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm. [Lê Thị Minh Ngọc, 2011]
(5) Những hậu quả khác
Bên cạnh các hậu quả trên, việc mất kiểm soát nợ công còn làm xuất hiện nhiều hậu quả khác, ví dụ nhƣ : (1) Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nƣớc do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ, (2) Làm tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia; (3) Làm xuất hiện nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia...