1.2. Cơ sở lý luận về nợ công
1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến nợ công
Các nguyên nhân dẫn đến nợ công đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 1.4 dƣới đây:
Hình 1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ công
Nguồn: Phạm Thị Thanh Bình (chủ biên), (2013), “Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến nợ
công
Tiết kiệm trong nƣớc thấp dẫn tới vay nợ nƣớc
ngoài cho chi tiêu công
Chi tiêu kích cầu kinh tế sau
khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ
Bội chi ngân sách lớn và kéo
dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt Chính phủ tăng khối lƣợng phát hành trái phiếu trang trải chi phí ASXH, bù đắp thâm hụt ngân sách
Theo đó (Hình 1.4), tùy theo từng quốc gia mà nguyên nhân dẫn đến nợ công là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các nguyên nhân dẫn đến nợ công bao gồm năm nguyên nhân chính. Cụ thể nhƣ sau:
(1) Nợ công do tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công
Ví dụ về nợ công do tiết kiệm trong nƣớc thấp dẫn tới vay nợ nƣớc ngoài cho chi tiêu công có thể minh họa rõ nét tại Mỹ, Nhật.
Tại Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm liên tục giảm trong những thập niên gần đây. Cụ thể: Những năm 70 của thế kỷ trƣớc, ngƣời dân Mỹ tiết kiệm khoảng 10% tổng thu nhập, thì tỷ lệ này đã giảm liên tục từ đầu thập kỷ 80 và tụt xuống mức 1 – 2% (năm 2007). Nghĩa là, tiết kiệm cá nhân của ngƣời Mỹ đã giảm gần nhƣ bằng không và ngƣời Mỹ tiêu dùng gần nhƣ toàn bộ phần thu nhập của mình. Khi mức tiết kiệm trong nƣớc giảm, vay nợ của Mỹ chủ yếu dựa vào vốn nƣớc ngoài. Tỷ lệ nợ nƣớc ngoài của Mỹ liên tục tăng từ 1,2 nghìn tỷ USD (năm 1997) lên 2,85 nghìn tỷ (năm 2008) và 4,45 nghìn tỷ (năm 2011) – chiếm khoảng 47% tổng nợ công. [Phạm Thị Thanh Bình, 2013]
Tƣơng tự, tại Nhật, tỷ lệ tiết kiệm dân cƣ thuộc dạng cao nhất trong số các nƣớc công nghiệp phát triển. Đầu những năm 80, thế kỷ XX, mức tiết kiệm của các hộ dân tại Nhật khoảng 15% thu nhập sau thuế. Sau đó, mức này giảm xuống còn khoảng 10% năm 1990 và 5% cuối thập kỷ 90 và tới năm 2009 chỉ còn trên khoảng 2%. Nhƣ vậy, tỷ lệ tiết kiệm tại Nhật giảm liên tục qua các thời kỳ, điều này cộng với bội chi ngân sách đã khiến thâm hụt ngân sách và xuất hiện việc tăng nợ công.
Nhƣ vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nợ công nằm ở tỷ lệ tiết kiệm dân cƣ. Tỷ lệ này càng ngày càng giảm, cộng với việc bội chi ngân sách khiến thâm hụt ngân sách, và để bù đắp các khoản thâm hụt này, nợ công của nƣớc đó tăng lên.
(2) Nợ công do chi tiêu kích cầu kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công
Chi tiêu kích cầu kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công là nguyên nhân thứ hai dẫn đến nợ công. Trƣớc tiên, đề cập đến các chính sách kích cầu. Xét về ngắn hạn, các chính sách kích cầu có rất nhiều tác động tích cực lên nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về dài hạn, nhiều chính sách kích cầu lại có tác động ngƣợc trở lại, thậm chí tạo nên nguy cơ tiềm ẩn cho những cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Đầu tiên, phải kể đến hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua. Sự kiện này đã khiến các quốc gia phải bù thêm rất nhiều chi phí để khắc phục hậu quả sau khủng hoảng. Bên cạnh đó, các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nƣớc, lƣơng, chi phí hoạt động của bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ chi phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng không ngừng gia tăng. Tất cả các khoản chi tiêu này khiến mức nợ công tăng cao.
Cụ thể hơn, sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều nền kinh tế Âu, Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế lâu dài. Lúc này, Chính Phủ các nƣớc buộc phải tăng cƣờng chi tiêu công để kích thích kinh tế. Ví dụ: Mỹ thông qua gói kích cầu sau khủng hoảng với 780 tỷ USD vào năm 2010, giai đoạn 2001 – 2017, Hy Lạp tăng 87% chi tiêu của Chính Phủ trong khu thu chỉ đạt 31%. Những con số này khiến ngân sách thâm hụt trầm trọng, từ đó làm xuất hiện nợ công và nợ công tăng cao.
Bên cạnh đó, tại Nhật, nguyên nhân dẫn đến nợ công cũng xuất phát từ việc chi tiêu quá nhiều cho kích thích kinh tế. Nhật Bản bơm vào nền kinh tế khối lƣợng tiền rất lớn trong suốt thập kỷ 90, cụ thể bơm vào nền kinh tế 774 tỷ USD, chiếm 16,4% GDP cả nƣớc. Điều này làm giá đồng Yên có xu hƣớng tăng lên, dẫn đến dòng vốn đầu tƣ chảy ra khỏi Nhật, xuất khẩu giảm và từ đó tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm dần qua các năm. Trong suốt hai thập kỷ, chi
tiêu thiếu hiệu quả, công với thu ngân sách sụt giảm chính là nguyên nhân khiến nợ công Nhật ngày càng tăng cao.
Nhƣ vậy, nguyên nhân thứ hai dẫn đến nợ công nằm ở vấn đề chi tiêu kích thích nền kinh tế quá cao.
(3) Nợ công do sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến nợ công là do sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ. Khâu kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ ở các quốc gia hiện nay đạt hiệu quả khá kém, thậm chí là lỏng lẻo, kết hợp với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ và chi tiêu, và tệ nạn tham nhũng phát triển cũng trở thành nguyên nhân không kém phần quan trọng trong việc xuất hiện và gia tăng nợ công.
Chi tiêu quá nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng khiến thâm hụt ngân sách nhà nƣớc. Mức chi ngày càng tăng cao, trong khi thu ngày càng giảm, cho thấy, hiệu quả kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng quản trị công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lý, mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng là những nguyên nhân chính gây nên sự xuất hiện và ngày càng gia tăng của nợ công.
(4) Nợ công do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt
Nguyên nhân thứ tƣ dẫn đến nợ công là do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt.
Nguồn thu ngân sách từ thuế sụt giảm, chi phí phúc lợi gia tăng, dân số già hóa dẫn đến thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách ở mức cao là nguyên nhân đẩy tỷ lệ nợ công cao so với GDP của nhiều quốc gia.
Ví dụ: Tại Nhật, thâm hụt ngân sách năm 2010 là khoảng 340,3 tỷ USD, tƣơng đƣơng 30,8 tỷ Yên. Gần 7% GDP cả nƣớc. Chính thâm hụt ngân sách
quá cao, để bù đắp các khoản thâm hụt này, Chính Phủ Nhật bắt buộc phải đi vay, và điều này dẫn đến xuất hiện nợ công và con số ngày càng tăng cao.
(5) Nợ công do chính phủ tăng khối lượng phát hành trái phiếu trang trải chi phí ASXH, bù đắp thâm hụt ngân sách
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến nợ công là do chính phủ tăng khối lƣợng phát hành trái phiếu trang trải chi phí ASXH, bù đắp thâm hụt ngân sách.
Khi chính phủ liên tục tăng khối lƣợng phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi nguồn thu từ thuế giảm mạnh do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì việc xuất hiện nợ công là điều hiển nhiên.
Ví dụ: Tại Nhật, từ năm 2000, lƣợng phát hành trái phiếu chính phủ của Nhật Bản đã vƣợt qua Mỹ, trở thành nƣớc phát hành trái phiếu lớn nhất toàn cầu. Dƣ nợ của Nhật Bản (trong đó có trái phiếu chính phủ và hối phiếu tài chính) vƣợt quá mức 900.000 tỷ yên. Với dân số 127,42 triệu ngƣời, dƣ nợ bình quân đầu ngƣời ở Nhật Bản hiện ở mức khoảng 7,1 triệu yên. Trong kế hoạch tài khóa 2012, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu phát hành 44.000 tỷ yên trái phiếu. Lƣợng trái phiếu phát hành tăng làm cho nợ công tăng nhanh cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. [Phạm Thị Thanh Bình, 2013]