CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠI TRUNG QUỐC
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ công của Trung Quốc
3.3.1. Kết quả đạt được
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm của Nhà nƣớc, chính quyền và các cơ quan ban ngành, những năm qua, Trung Quốc đã đạt đƣợc một số kết quả tốt trong công tác quản lý nợ công. Có thể kể đến nhƣ sau:
Thứ nhất, vấn đề cải cách tài chính luôn nhận đƣợc quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý nợ công của Trung Quốc, và thực tế cho thấy đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu: Trung Quốc chú trọng đến vấn đề cải cách tài chính, trong đó chú trọng đến việc ban hành và hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý, kiểm soát nợ công, ví dụ nhƣ: Luật Ngân sách, các quy tắc mới nhằm tăng cƣờng quản lý và giám sát nợ của các chính quyền địa phƣơng, kế hoạch hành động nhằm tăng cƣờng quản lý ngân sách theo hƣớng minh bạch và hiệu quả hơn, dự thảo văn bản cho phép các chính quyền địa phƣơng phát hành trái phiếu để thanh toán các khoản nợ hiện tại.
Thứ hai, về cơ bản, nếu không xét hai năm gần đây là 2013 và 2014, các năm trƣớc đó, và trong hơn ba mƣơi năm qua, Trung Quốc đã tăng trƣởng kinh tế với tốc độ chóng mặt dựa trên việc vay mƣợn các khoản tài chính để hỗ trợ phát triển, kể cả là các khoản vay ngầm và mờ ám. Nhƣ vậy, trong hơn
30 năm, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trƣởng đều với tốc độ ngày càng tăng cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, vấn đề vay nợ và sử dụng nợ trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng góp phần giúp nền kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên. Nhờ thực hiện tốt quản lý nợ công nên đã giúp nền kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc những kết quả tốt nhƣ những năm trƣớc đây.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Trung Quốc đang là nƣớc có khối nợ quốc gia lớn nhất hành tinh và việc hỗ trợ giải quyết các khoản nợ này cũng đang là một gánh nặng khổng lồ. Nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực từ tình hình nợ công, Chính Phủ Trung Quốc đã có những động thái nhằm quản lý và kiểm soát vấn đề nợ công.
Nhƣ đã đề cập, chỉ số tổng nợ công luôn là một ẩn số tại nền kinh tế Trung Quốc và rất khó xác định ẩn số này. Giai đoạn 2009 – 2014 cũng chứng kiến sự khác biệt trong các con số mà Chính Phủ Trung Quốc và các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế đƣa ra. Sự sai lệch quá lớn này xuất phát từ lí do Chính phủ Trung Quốc không tính những khoản nợ của các ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phƣơng và hàng loạt các tổ chức khác trong tổng nợ công của cả quốc gia. Mức chênh lệch quá lớn này đang cho thấy tại Trung Quốc, vấn đề nợ công luôn rất mờ mịt và quốc gia này không thực sự nắm bắt và kiểm soát đƣợc tình hình nợ công thật sự của quốc gia mình, hay nói cách khác, công tác quản lý nợ công tại Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều những hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.
Những hạn chế cụ thể trong công tác quản lý nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 có thể kể đến nhƣ sau:
Thứ nhất, khâu quản lý, giám sát nợ công chƣa chặt chẽ, các kế hoạch cũng nhƣ khâu triển khai quản lý, giám sát nợ công còn thể hiện nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc khắc phục. Chính vì xuất phát từ vấn đề mất kiểm soát nợ
công nên nền kinh tế Trung Quốc xuống dốc nhanh chóng. Cụ thể, tác động này đƣợc nhìn nhận rõ nhất vào năm 2014. Vấn đề nợ công hiện nay đối với Trung Quốc không còn là vấn đề mang tính thách thức mà đã chuyển sang thành vấn đề có nguy cơ thật sự.
Thứ hai, Trung Quốc chƣa thực sự cẩn trọng trong đầu tƣ, thực hiện các dự án đầu tƣ nhƣng mục đích đầu tƣ đi sai hƣớng, dẫn đến tình hình nợ công ngày càng trầm trọng.
Thứ ba, công tác tái tạo nguồn thu để trả nợ thực hiện không hiệu quả. Hạn chế trong vấn đề đầu tƣ dẫn đến nguồn thu để trả nợ bị ảnh hƣởng. Đầu tƣ không đúng trọng tâm, dẫn đến tình trạng nợ ngày càng xấu thêm mà không đƣợc giải quyết và giải quyết triệt để.
Thứ tư, các khoản vay và sử dụng khoản vay chƣa thực sự đƣợc minh bạch hóa. Nhiều khoản cho vay và sử dụng vốn vay hầu nhƣ không đƣợc nắm rõ trong quá trình cho vay và quá trình sử dụng, dẫn đến khâu minh bạch hóa các khoản vay, cho vay cũng nhƣ sử dụng khoản vay còn nhiều vấn đề bất cập.
Trƣớc năm 2014, vấn đề minh bạch hóa các khoản vay và sử dụng vốn vay hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng. Cho đến ngày 8 tháng 10 năm 2014, chính phủ Trung Quốc mới ban hành kế hoạch hành động nhằm tăng cƣờng quản lý ngân sách theo hƣớng minh bạch và hiệu quả hơn. Đây đƣợc coi là bƣớc đi đầu tiên của chính phủ Trung Quốc nhằm hƣớng tới một đợt cải cách tài chính mới trong thời gian từ nay đến 2020. Kế hoạch hành động nhằm tăng cƣờng quản lý ngân sách theo hƣớng minh bạch và hiệu quả hơn đƣợc xây dựng bao gồm 07 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến soạn thảo và thực hiện ngân sách, kiểm tra và giám sát việc thực hiện ngân sách... Đồng thời, đặc biệt, kế hoạch chú trọng đến nội dung các nhà hoạch định chính sách sẽ bắt đầu ngừng giải ngân các khoản chi không có trong ngân sách.
Về cơ bản, Trung Quốc là một trong những quốc gia không xác định rõ ràng, chính xác mức nợ công của cả nƣớc. Bên cạnh đó, nguy cơ đến từ nợ xấu cao nhất do những khuyết tật của hệ thống ngân hàng và giai đoạn bùng nổ tín dụng trong suốt các năm gần đây. Nợ công cao vƣợt mức cho phép và nợ xấu luôn là hai triệu chứng nghiêm trọng hàng đầu của một nền kinh tế, có thể gây ra đổ vỡ hay đứt mạch máu bất cứ lúc nào. Đồng thời, các chính sách kiểm soát nợ công ở địa phƣơng hoàn toàn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức và hiệu quả triển khai chính sách cũng không đạt hiệu quả. Vấn đề mất kiểm soát nợ công đến nền kinh tế Trung Quốc là nó gây nên các tổn thất về phúc lợi xã hội và gia tăng tệ nạn tham nhũng tại quốc gia này.
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây trong công tác quản lý nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 bao gồm những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, hệ thống khung khổ pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn liên quan đến vấn đề nợ công và quản lý nợ công của Trung Quốc đến năm 2014 mới thực sự đƣợc quan tâm để xây dựng kế hoạch hoàn thiện, còn các giai đoạn trƣớc đó, hệ thống này hầu nhƣ chƣa đƣợc hoàn thiện.
Thứ hai, cơ cấu tài chính của nền kinh tế Trung Quốc đƣợc phân bổ chƣa thực sự phù hợp.
Thứ ba, công tác quản lý, huy động vốn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ tư, công tác quản lý sử dụng vốn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều nguồn vốn đƣợc phân bổ nhƣng sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích.
Thứ năm, công tác quản lý trả nợ tồn tại nhiều hạn chế, mặc dù đã có nhiều chƣơng trình giảm nợ và quản lý nợ những tình trạng trả nợ không đúng hạn, nợ tăng cao vẫn tồn tại.
Thứ sáu, hệ thống thông tin phục vụ quá trình quản lý nợ công tại Trung Quốc chƣa đƣợc hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, nên chƣa hỗ trợ tối đa cho quá trình quản lý nợ công tại Trung Quốc.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ NỢ CÔNG TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC