Một số bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp Trung Quốc cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công của trung quốc và một số gợi ý cho việt nam (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠI TRUNG QUỐC

4.2. Một số bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp Trung Quốc cho Việt Nam

Nam trong việc quản lý nợ công trong giai đoạn tới

4.2.1. Không được lơ là quản lý, giám sát chặt chẽ

Bài học đầu tiên rút ra cho Việt Nam, từ trƣờng hợp của Trung Quốc là vấn đề không đƣợc lơ là quản lý và phải giám sát chặt chẽ.

Theo đó, tại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát vấn đề sử dụng tài chính, quá trình sử dụng vốn vay một cách rất lỏng lẻo. Các dự án có quy mô đầu tƣ ở cấp địa phƣơng không đƣợc Nhà nƣớc quản lý mà giao toàn quyền cho địa phƣơng. Điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng tràn lan và nợ công ở địa phƣơng gần nhƣ không đƣợc kiểm soát tại Trung Quốc dẫn đến các phúc lợi xã hội bị tổn thất nghiêm trọng do các quan chức ở địa phƣơng tham nhũng, không quan tâm đến các chính sách phúc lợi xã hội dành cho ngƣời dân.

Từ trƣờng hợp của Trung Quốc, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý và giám sát chặt chẽ hơn nữa các dự án đầu tƣ công từ trung ƣơng đến địa phƣơng, để nhìn nhận và thấy rõ những phát sinh tiêu cực để có kế hoạch khắc phục kịp thời, đem đến hiệu quả sử dụng nợ tốt hơn.

4.2.2. Cẩn trọng trong đầu tư

Bài học thứ hai rút ra cho Việt Nam, từ trƣờng hợp của Trung Quốc là vấn đề cẩn trọng trong đầu tƣ.

Tại Trung Quốc, xuất phát từ tinh thần giao toàn quyền cho chính quyền địa phƣơng và chỉ quản lý các dự án đầu tƣ công cấp quốc gia, việc đầu tƣ tại các địa phƣơng trở nên kém hiệu quả và gây nên gánh nợ lớn hơn cho Trung Quốc. Tại Trung Quốc, nợ công gia tăng tràn lan, xuất phát từ các dự án đầu tƣ xây dựng quy mô đồ sộ của chính quyền các địa phƣơng, và hàng loạt các dự án siêu quy mô khác cũng đang đƣợc triển khai đồng loạt, đồng nghĩa với việc nợ công vƣợt mức kiểm soát tại Trung Quốc.

Từ trƣờng hợp của Trung Quốc, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng và cẩn trọng hơn nữa trong vấn đề đầu tƣ, để mỗi dự án đầu tƣ khi đƣợc triển khai sẽ đạt hiệu quả cao, làm giảm gánh nặng nợ công và giúp đất nƣớc phát triển tốt hơn.

4.2.3. Chi tiêu hiệu quả, tái tạo nguồn thu để trả nợ

Bài học thứ ba rút ra cho Việt Nam, từ trƣờng hợp của Trung Quốc là vấn đề chi tiêu hiệu quả, tái tạo nguồn thu để trả nợ.

Theo đó, tại Trung Quốc, chính quyền nhà nƣớc do không quản lý các dự án đầu tƣ công ở địa phƣơng nên các địa phƣơng chỉ tiêu cho đầu tƣ một cách ồ ạt với hàng loạt các dự án siêu nhỏ, và không hề chú trọng đến vấn đề tái tạo nguồn thu để trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng nợ công mất kiểm soát nhƣ hiện nay.

Từ trƣờng hợp của Trung Quốc, trong thời gian tới, Việt Nam cần chỉ tiêu hiệu quả và cẩn trọng hơn nữa, đồng thời, thực hiện tái tạo nguồn thu để trả nợ một cách có kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể.

4.2.4. Minh bạch trong vay và sử dụng các khoản vay

Bài học thứ tƣ rút ra cho Việt Nam, từ trƣờng hợp của Trung Quốc là vấn đề minh bạch trong vay và sử dụng các khoản vay.

Xuất phát từ việc không quản lý vấn đề đầu tƣ trong các dự án cấp địa phƣơng mà nhiều khoản vay và sử dụng khoản vay không minh bạch. Các báo

cáo đƣa ra cho thấy tình hình sử dụng các khoản vay là hiệu quả, nhƣng hiệu quả đem lại thì không thấy hiển diện, cho thấy, vấn đề minh bạch hóa trong vay và sử dụng các khoản vay còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Từ trƣờng hợp của Trung Quốc, trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng và quan tâm hơn trong vấn đề tăng cƣờng, công khai và minh bạch trong vay và sử dụng các khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công của trung quốc và một số gợi ý cho việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)