Các hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường myanmar (Trang 79 - 81)

3.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu

3.3.5. Các hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu

Để đáp ứng yêu cầu của Ban lãnh đạo Tập đoàn về tiến độ triển khai dự án, Viettel đã xây dựng một kế hoạch về nhân sự trong đó sẽ kết hợp nhân sự tại thị trường Myanmar và các chuyên viên từ Việt Nam sang hỗ trợ.

Hiện tại Mytel có khoảng 1.600 nhân sự trong đó có khoảng 1.300 nhân sự là người bản địa. Những nhân sự này chủ yếu phục vụ cho công tác xây dựng trạm và mở các điểm bán hàng tại toàn quốc. Nhân sự người Việt Nam sẽ giữ các vị trí cấp cao và chuyên viên phụ trách kỹ thuật. Cơ cấu về nhân sự được bố trí như sau:

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ cơ cấu phân chia nhóm công việc của Mytel

(Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel)

Hạ tầng kỹ thuật

Bán hàng trực tiếp

Marketing và phát triển dự án

Trong thời gian tới, khi Viettel đã cơ bản xây dựng xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì sẽ giảm lượng nhân sự để phân bổ vào đội ngũ bán hàng trực tiếp và triển khai các dịch vụ liên quan.

Theo kế hoạch đặt ra thì sau 3 năm sẽ giảm 50% nhân sự người Việt Nam và sử dụng nhân sự bản địa. Nhân sự về marketing và phát triển dự án sẽ tăng từ 10 – 20% để đáp ứng về yêu cầu doanh thu của Viettel.

c. Kế hoạch về thời gian

Sau khi có hạ tầng có thể đáp ứng yêu cầu để thực hiện các cuộc gọi đầu tiên, Viettel đưa ra mốc thời gian đó là sau 1 tháng khai trương sẽ có 1 triệu thuê bao di động và sau 1 năm hoạt động sẽ chiếm 10% thị phần viễn thông của Myanmar.

Do đang tập trung các nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên kế hoạch về thời gian cụ thể cùng các mục tiêu ngắn hạn vẫn được Mytel đưa ra một cách dè dặt và không cụ thể. Điều này khiến cho lộ trình hình thành và và xây dựng thương hiệu khó thực hiện.

d. Kế hoạch tài chính

Tổng vốn đầu tư của dự án này là 1,5 tỷ USD, chiếm tới 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. Với dự án này, Việt Nam từ vị trí số 10 vươn lên đứng thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN đầu tư vào quốc gia này (tính đến hết tháng 6/2017).

Với việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, phần lớn vốn đầu tư được sử dụng vào việc xây dựng nhà trạm, hệ thống cáp quang,… Nguồn vốn sử dụng cho công tác marketing, bán hàng,… chỉ chiếm từ 1-2% vốn hoạt động của DN. Trong năm tới, Viettel dự kiến sẽ tăng lên từ 5-8% để xây dựng một hệ thống kênh phân phối và tiếp thị lớn nhất Myanmar.

Tính đến thời điểm hiện tại, sau khi thực hiện thành công cuộc gọi đầu tiên với mạng di động của mình, Mytel đã có trên 4 triệu khách hàng và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây chỉ là các con số trong thời gian đầu khi nhà mạng mới hoạt động, có nhiều gói cước giá rẻ, nhiều khuyến mại, vì vậy để thương hiệu Mytel thực sự trở thành thương hiệu gắn liền trong tâm trí người dân Myanmar cũng như là sự lựa chọn hàng đầu về các giải pháp số thì VIETTEL cần đưa ra các kế hoạch xây dựng cụ thể và thực hiện việc xây dựng giá trị cho thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường myanmar (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)