4.3. Đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu cho Viettel tại thị trường
4.3.2. Tiến hành nghiên cứu thị trường sâu hơn, xem xét nhu cầu của phân khúc
phân khúc thành thị
Chúng ta đều biết rằng việc phát triển sản phẩm ở phân khúc nông thôn nơi đa phần người dân có thu nhập thấp ở thời gian đầu sẽ đem lại thị phần
Giải pháp Lựa chọn mô hình Xét xét áp dụng mô hình đa thương hiệu Phát triển một số sản phẩm mang thương hiệu Viettel Thương hiệu mạnh Định vị thương hiệu Tăng cường truyền thông hình ảnh thương hiệu Tập trung vào các đặc tính ưu việt của sản phẩm, phát triển dịch vụ
Nghiên cứu thị trường Kế hoạch xây dựng thương hiệu
Nghiên cứu nhu cầu của phân khúc thành thị Thường xuyên cập nhật và đánh giá thị trường Bổ sung nhân sự về Marketing Xây dựng kế hoạch về thời gian cụ thể
nhanh chóng nhưng sau một thời gian thì sẽ chững lại do một số lý do như người dân không thấy được khuyến mãi nhiều hay giá cả các nhà mạng đạt độ bão hòa. Đa phần họ không lựa chọn mua sản phẩm do thương hiệu mà là do giá cả. Ngoài ra, khu vực thành phố là nơi tập trung nhiều dân cư, có mức thu nhập cao và lựa chọn của họ không quá nặng về giá cả mà còn xét đến các dịch vụ đi kèm. Vì vậy Viettel cần có những đánh giá, khảo sát về thị trường một các kỹ lưỡng hơn và nghiên cứu về các nhu cầu của phân khúc thị trường thành thị nhằm tìm ra những khoảng trống trong thị phần để phát triển sản phẩm phù hợp.
4.3.3. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu.
Như đã phân tích ở trên, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một thương hiệu nằm ở chất lượng sản phẩm. Đây cũng là điều mà Mytel đã cam kết ban đầu với khách hàng. Để làm được điều này thì Viettel cần có 1 kế hoạch chi tiết về nhân lực và tài chính.
Để duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo có thể cung cấp dịch vụ tại cả vùng sâu và vùng xa thì cần xây dựng nhiều trạm thu phát sóng và đưa các công nghệ mới trong việc truyền dẫn vào áp dụng ở thị trường này. Hiện nay, tại một số thị trường mà Viettel đã đầu tư lâu năm đang có chính sách thu gọn số lượng nhân sự người Việt Nam để sử dụng nhân sự địa phương, có thể điều chuyển những nhân sự này về thị trường Myanmar. Khi tận dụng nguồn nhân sự này ta có thể bỏ qua được công tác đào tạo ban đầu do họ là những người đã rất có kinh nghiệm trong việc phát triển thương hiệu ở một thị trường mới, hiểu rõ các sản phẩm và dịch vụ mà Mytel cung cấp. Việc tận dụng này cũng giúp Mytel tiết kiệm khoản tài chính đáng kể khi không phải tổ chức các công tác tuyển dụng.
Viettel có thể áp dụng một sô hình thức marketing đã áp dụng thành công như tăng cường khuyến mại cho các thuê bao, đưa ra nhiều gói cước hấp dẫn đối với từng đối tượng khách hàng. Do Myanmar có nhiều chủng tộc dân cư nên có thể xây dựng những gói cước hỗ trợ ngôn ngữ tiếng dân tộc.
Do thị trường mục tiêu được xác định là vùng sâu, vùng xa nên để có thể đưa được sản phẩm đến khách hàng cần xây dựng một kênh phân phối rộng và chia nhỏ để có thể tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Có thể học tập mô hình “door to door” là một trong những mô hình khác biệt của Viettel. Theo đó, từng nhóm làm thị trường sẽ đến trực tiếp từng hộ gia đình để giới thiệu về gói cưới, cũng như các dịch vụ cung cấp. Khách hàng dễ dàng trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ đồng thời có thể mua sim mà không phải tốn công xếp hàng, làm thủ tục.
Đối với xã hội, VIETTEL tổ chức những hoạt động nhằm thực hiện triết lý kinh doanh của mình. Các dự án mà Mytel có thể triển khai:
- Internet miễn phí cho các trường học: các em nhỏ - chủ nhân tương lai của đất nước, được tiếp cận với kiến thức hiện đại, khai thác, học hỏi các tiến bộ của các nền giáo dục khác nhau.
- Internet tốc độ cao cho bệnh viện và các cơ quan nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị nhằm thực hiện chính phủ điện tử, đưa các thành tựu khoa học tiên tiến nhằm rút ngắn thời gian chờ, xử lý các thủ tục hành chính.