4.3. Đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu cho Viettel tại thị trường
4.3.6. Giải pháp định hướng: Phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm
mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm cung cấp
Theo xu thế phát triển của ngành viễn thông thế giới nói chung và thị trường Myanmar nói riêng thì để có thể đảm bảo doanh thu và tăng trưởng thì Mytel cần phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm mà mình cung cấp. Có thể thấy ngoài việc cung cấp dịch vụ di động, Viettel có thể mở thêm dịch vụ truyền hình kỹ thuật số hay mở các công ty lưu trữ dữ liệu, công ty giải pháp công nghệ,... Cung cấp thêm nhiều giải pháp góp phần xây dựng xã hội thông minh như: giải pháp nông nghiệp thông minh (Nextfarm), hệ thống quản lý tín hiệu đèn giao thông (Smart Light), ví điện tử, thiết bị giám sát hành trình…
Những sản phẩm mới này sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ đối tượng cá nhân đến các tổ chức. Có như vậy, thương hiệu Mytel mới thực sự gắn liền với đời sống của mọi người dân, sẽ trở nên cần thiết như hơi thở của mỗi khách hàng.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng thương hiệu là hoạt động không thể thiếu tại mỗi doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp quyết định đầu tư tại một thị trường hoàn toàn mới, hiểu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của DN cũng như sự phát triển bền vững của DN đó. Mỗi doanh nghiệp khác nhau tại các thị trường khác nhau thì có thể lựa chọn cho DN mình một cách xây dựng thương hiệu riêng phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu này là một quá trình và nhiều khi DN sẽ cảm thấy lúng túng và không thể triển khai việc xây dựng một thương hiệu mới một các bài bản. Vì vậy, xây dựng được một thương hiệu và biến thương hiệu đó trở thành một thương hiệu mạnh là một việc làm cần thiết của một DN.
Với mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn đã đưa ra quy trình xây dựng thương hiệu; đánh giá chi tiết thực trạng từ đó đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu mạnh cho Viettel tại thị trường Myanmar. Các kết quả đạt được có thể tóm tắt như sau:
Chương 1, luận văn tập trung giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp theo luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu với những khái niệm về thương hiệu, các yếu tố cấu thành thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Chương 2, luận văn giới thiệu phương pháp nghiên cứu với cơ sở lý thuyết vận dụng để phân tích thực trạng, quy trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Chương 3, luận văn giới thiệu tổng quan về đất nước Myanmar, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, tình hình đầu tư tại các thị trường nước ngoài. Trên cơ sở đó, đã tiến hành phân tích tình hình kinh doanh, phát triển thương hiệu của Viettel tại Myanmar, đánh giá các đối thủ cạnh tranh, đưa ra
các điểm thành công và hạn chế trong công tác xây dựng thương hiệu cũng như chỉ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.
Chương 4, Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược phát triển của Viettel tại Myanmar và phân tích xu thế phát triển của viễn thông thế giới và thị trường Myanmar, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xây dựng thành công thương hiệu của Viettel tại Myanmar.
Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng thành công thương hiệu tại thị trường Myanmar. Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức của tác giả, thời gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và cần được nghiên cứu, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến của Quý thầy cô, Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ, các anh chị đồng nghiệp và các độc giả để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trương Đình Chiến, 2013. Giáo trình quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Lê Anh Cường, 2008. Tạo dựng và Quản trị Thương hiệu danh tiếng – Lợi nhuận. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
3. Dương Hữu Hạnh, 2005. Quản trị tài sản thương hiệu – Cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Lê Đăng Lăng,2010. Quản trị thương hiệu. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.
6. Thanh Ly, 2012. Những quy luật xây dựng thương hiệu – Không thể bỏ qua. HCM: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Bùi Văn Quang,2015. Quản trị thương hiệu - Lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
8. Võ Văn Quang, 2017. 22 nguyên tắc cơ bản của Marketing thương hiệu. Hà Nội: NXB Thế giới.
9. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, 2004. Thương hiệu với nhà quản lý – The road to success. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
Tiếng nước ngoài
10. Al Ries & Jack Trout, 1989. Định vị - Cuộc chiến giành tâm trí khách hàng. Hà Nội: NXB Công thương.
11. Al Ries & Laura Ries, 2009. 22 Quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Minh Vương và cộng sự, 2015. Hà Nội: NXB Công thương.
12. Charlie Pownall, 2015. Quản trị thương hiệu trực tuyến. Dịch từ tiếng Anh. Người dịchLê Uyên Thảo, 2017. Hà Nội: NXB Thế giới.
13. Jack Trout,1990. Khác biệt hay là chết. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Thái Hùng Tâm, 2004. Hà Nội: NXB Trẻ.
14. Kevin Lane Keller, 1998. Strategic Brand Management: Building, Measuring and Managing Brand Equity.Upper Saddle River, NY:Emerald Group Publishing Limited.
15. Marc Gobe, 2010. Thương hiệu cảm xúc – Mô hình mới kết nối thương hiệu với con người. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Khánh Thủy, 2014. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
16. Martin Roll, 2004. Chiến lược thương hiệu Châu Á (Con đường tạo dựng và phát triển các thương hiệu mạnh tại Châu Á). Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Bảo Bình, 2009. Hà Nội: NXB Lao động Xã Hội.
17. Patricia F.Nicolino, 2000. Quản trị thương hiệu. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Minh Khôi, 2009. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
18. Piyachart Isarabhakdee, 2015. Branding 4.0. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Linh Vũ, 2017. Hà Nội: NXB Lao động.