Đặc điểm tình hình phát triển viễn thông thế giới và thị trường Myanmar.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường myanmar (Trang 87 - 90)

4.1. Đặc điểm tình hình phát triển viễn thông thế giới và thị trường Myanmar. Myanmar.

4.1.1. Tình hình phát triển viễn thông thế giới

Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là cuộc cách mạng 4.0 đã đưa ra rất nhiều phát minh công nghệ mới trong đó có rất nhiều công nghệ áp dụng cho ngành viễn thông và các dịch vụ liên quan khác. Khách hàng đang mỗi ngày một yêu cầu dữ liệu nhiều hơn để truy cập vào những ứng dụng như xem video, nghe nhạc, gọi xe, và vào mạng xã hội. Đặc biệt tại khu vực châu Á, nhu cầu này tăng nhanh do đây là khu vực dân số trẻ và có nhiều nước đang phát triển.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra các chuyển đổi chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, đời sống - xã hội thậm chí từng người dân. Tiêu biểu là sự nổi lên của những mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi trong phương thức sản xuất, sự chuyển dịch trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Dựa trên nền tảng số hóa và sự hội tụ của nhiều công nghệ, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra một thế giới kết nối số với số lượng thiết bị kết nối khổng lồ mà hệ quả là chúng ta đang và sẽ chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp.

Doanh thu từ những dịch vụ viễn thông truyền thống đang đạt mức bão hòa và có xu hướng giảm, và bù vào đó là lượng sử dụng data hay dữ liệu tăng cao đối với từng người, đặc biệt tăng nhanh đối với tầng lớp trung lưu đang mỗi năm một đông thêm. Lớp trẻ và những con người dưới 45 tuổi trở thành nòng cốt cho việc phát triển hệ sinh thái viễn thông số nay mai. Chính vì vây, các công ty viễn thông đang cung cấp nhiều băng thông rộng hơn cho thiết bị di

động cũng như cho đường truyền gia đình. Điều này mở ra sự hợp tác tuyệt vời giữa công ty viễn thông và nhà cung cấp công nghệ OTT.

Công ty nghiên cứu Digital TV Research cho biết dịch vụ OTT khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tạo ra 8,27 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016, và mức doanh thu có thể lên đến 24 tỉ đô la trong năm 2022. Ở các nước khu vực Đông Nam Á, hai lĩnh vực chia sẻ video lớn nhất hiện nay là điện thoại di động và truyền hình trực tiếp.

Trên thế giới, đa số các doanh nghiệp viễn thông đều đang tích cực mở rộng nhóm sản phẩm, dịch vụ theo hướng kết hợp linh hoạt giữa viễn thông, internet, truyền hình trả tiền hoặc truyền hình mobile… Sự dịch chuyển đó tạo ra làn sóng hội tụ mạnh mẽ trên thị trường viễn thông - truyền hình, bao gồm hội tụ về công nghệ, thương hiệu, nội dung, dịch vụ và chính sách ưu đãi dành cho khách hàng… Xu hướng hội tụ không chỉ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa hiệu quả tỷ suất đầu tư khi tận dụng được cơ sở hạ tầng đường truyền, công nghệ, nội dung sản phẩm mà còn mang lại cho khách hàng những lợi ích rõ rệt. Trong xu thế tiêu dùng thông minh, tiện dụng lên ngôi, việc kết hợp triển khai cùng lúc nhiều sản phẩm giúp khách hàng có thể thưởng thức nhiều dịch vụ trên cùng một thiết bị. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hoặc một chiếc máy tính bảng, khách hàng có thể kết hợp sử dụng gọi điện, truy cập internet và xem truyền hình ở bất cứ đâu.

4.1.2. Tình hình phát triển viễn thông tại Myanmar

Từ một quốc gia lạc hậu, đang tập trung phát triển để thích ứng và bắt kịp với các quốc gia khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc mở cửa ngành viễn thông đem lại một cú nhảy vọt cho Myanmar trong áp dụng những ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 cho đời sống người dân.

Chỉ trong 3 năm, sự bùng nổ của ngành viễn thông đã thay đổi nền tảng hạ tầng và công nghệ của quốc gia này một cách chóng mặt. Năm 2014, ngành

viễn thông được Myanmar mở cửa để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hàng ngàn trạm thu phát sóng di động đã mọc lên trên khắp đất nước và hơn 30.000 km cáp sợi đã được kết nối. Mật độ thâm nhập của viễn thông đã tăng từ 10% lên đến hơn 70%, tốc độ Internet tăng vọt và việc sử dụng dữ liệu đã tăng gấp 1.500 lần. Giai đoạn đầu tiên là phát triển cơ sở hạ tầng. Giai đoạn thứ hai – giai đoạn đang diễn ra, là cuộc đua về sáng tạo nội dung và dịch vụ trực tuyến để cung cấp cho người tiêu dùng mọi thứ.

Là ngành trọng yếu trong lĩnh vực công nghiệp của Myanmar, nhưng viễn thông ở đây lại tập trung vào giải trí nhiều hơn là giáo dục. Tháng 3 năm 2017, nhà cung cấp video theo yêu cầu – Iflix, đã gia nhập thị trường và cạnh tranh với Netflix. Kênh truyền hình cáp Pháp Canal+ công bố đầu năm nay rằng họ đã hợp tác với công ty truyền thông địa phương Forever Group để gia nhập thị trường Myanmar. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa như Pyone Play và Mahar đã tung ra các dịch vụ phát sóng trực tuyến dành cho các chương trình địa phương.

Song song với việc sáng tạo và tìm kiếm nội dung là nỗ lực để thay đổi cách mọi người ở Myanmar sử dụng Internet. Bởi cải cách viễn thông đã đến quá muộn với đất nước này, kinh nghiệm Internet của người dân chủ yếu là trên các thiết bị di động. Ba năm sau, việc sử dụng Internet ở Myanmar vẫn chủ yếu là bằng smartphone – chiếm 80% người dùng điện thoại di động - và chủ yếu sử dụng hai dịch vụ: Facebook và YouTube.

Một cuộc khảo sát năm 2016 từ think tank LIRNEasia cho kết quả rằng: chưa tới 1% dân số Myanmar có truy cập Internet thông qua nguồn mà không phải điện thoại di động. Những gì các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang hy vọng là một sự bùng nổ trong lĩnh vực băng thông rộng tại nhà.

Như vậy, có thể thấy tuy ngành viễn thông tại Myanmar phát triển sau các nước khác trong cùng khu vực nhưng không nằm ngoài xu thế phát triển của

thế giới đó là tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu mới và thay đổi thói quen sử dụng, cách thức tương tác, trải nghiệm của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường myanmar (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)