STT Thâm niên ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1 1-5 năm 2,95 0,67 4,3 12,9 41,9 20,4 20,4 2 6-15 năm 3,75 0,58 5,9 0 17,6 35,3 41,2 3 16-25 năm 3,15 0,62 4,9 4,9 34,1 34,1 22,0 4 Trên 25 năm 2,61 0,7 0,0 42,9 28,6 14,3 14,3
Biểu đồ 4.1. Thái độ với nghề của GVMN xét theo thâm niên
Nhìn vào kết quả bảng 4.4 và biểu đồ 4.1, chúng ta thấy thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên ở các giai đoạn thâm niên nghề khác nhau có thái độ với nghề ở khác nhau. Giai đoạn thâm niên từ 1-5 năm và trên 25 năm có ĐTB thấp hơn so với 2 giai đoạn cịn lại là 6-15 năm và 16-25 năm, cụ thể:
Có ĐTB cao nhất là giai đoạn thâm niên nghề từ 6-15 năm, ĐTB: 3,75 - ĐLC: 0,58, biểu hiện thái độ với nghề ở mức độ 4 - GV giai đoạn này có tính sẵn sàng khá cao và chiều hướng thái độ tương đối tích cực. Tâm thế sẵn sàng nhận thức, sẵn sàng hành động được thể hiện trong việc khá chủ động tìm hiểu, lĩnh
hội tri thức nghề; tự giác xây dựng, triển khai các kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, khơng để cấp trên phải nhắc nhở; có quan điểm khá đúng đắn và những rung cảm tương đối tích cực với nghề như: yêu nghề, mến trẻ. Mặc dù công việc vất vả, vị thế xã hội của nghề hiện nay chưa được đánh giá cao, nhưng GV hài lịng với những gì mà nghề mang lại...; hành động, thao tác của GV tương đối mô phạm, chuẩn mực, tạo được lòng tin của phụ huynh.
Xét tỉ lệ phần trăm các mức độ, mức độ 4 và 5 chiếm tỉ lệ đa số, 76,5%, mức độ 3 chiếm 17,6%, mức độ 2 khơng có GV nào lựa chọn, mức độ 1 là 5,9%.
Kết quả này có thể lý giải: đây là giai đoạn GV hội tụ các mặt mạnh của cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Họ vừa có sức khỏe, trí tuệ, sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, vừa có kinh nghiệm và có độ chín của tuổi nghề. Thực tế cho thấy đây cũng là giai đoạn họ đặt mục tiêu phấn đấu cao. Vì thế giai đoạn này có nhiều yếu tố trở thành động lực thúc đẩy GV có thái độ với nghề tích cực hơn các giai đoạn khác.
Thứ hai là giai đoạn thâm niên nghề từ 16-25 năm, ĐTB: 3,15- ĐLC: 0,62 - GV có biểu hiện thái độ với nghề ở mức độ 3 - Mức độ trung bình. Ở mức độ này, tính sẵn sàng trong thái độ không cao, không thấp; chiều hướng thái độ khơng tích cực, cũng khơng tiêu cực. Nghĩa là, trong q trình thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự có tâm thế nhận thức và hành động, tính chủ động, tự giác của GV chưa cao. Chẳng hạn, để tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ mang lại hiệu quả cao, GV phải lên kế hoạch hoạt động, chuẩn bị nội dung, đồ dùng, đồ chơi... trước đó 3-5 ngày, Nhưng những GV này thường sát ngày mới chuẩn bị và do thời gian ngắn, chuẩn bị không được chu đáo dẫn đến kết quả tổ chức hoạt động không cao. Tuy vậy, GV khơng cảm thấy buồn phiền, lo lắng gì về kết quả ấy. Ngồi ra, việc nhìn nhận, đánh giá về nghề như: nhìn nhận về trẻ, về các vấn đề liên quan đến nghề như tính chất cơng việc, giá trị, lợi ích, cơ hội học tập... nói chung khơng thiên về chiều hướng nào; khơng yêu cũng không ghét, không cảm thấy hài lịng nhưng cũng khơng thất vọng về nghề. GV chấp nhận, làm theo và hoàn thành nhiệm vụ...
Xét tỉ lệ phần trăm các mức độ, tỉ lệ GVMN có thái độ với nghề ở mức độ trung bình (mức 3) chiếm 34,1%. Mức độ 4 và 5 chiếm đa số (56,1%), 9,8% GVMN có thái độ với nghề ở mức độ 1,2 - Mức độ sẵn sàng với nghề của GV rất thấp, chiều hướng thái độ khá tiêu cực. Qua quan sát, trị chuyện với CBQL,
chúng tơi được biết. Giai đoạn thâm niên nghề từ 16-25 năm được chia làm 2 nhóm, những GV có thâm niên nghề từ 20 - 25 năm mặc dù vẫn đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên mức độ tâm huyết, năng động, nhanh nhẹn đã phần nào thun giảm và có sức ì nhất định về mặt tâm lý. GV không đầu tư, suy nghĩ tìm tịi đưa ra sáng kiến trong chuyên môn; không muốn tham gia học tập, bồi dưỡng; sao chép kế hoạch hoạt động từ năm này qua năm khác hay sao chép của người khác mà không chỉnh sửa, cập nhật; Việc kiểm soát xúc cảm tiêu cực của bản thân có phần khó khăn hơn, dễ cáu gắt, chán nản.
Cô V. T. H, GV trường Mầm non Hoa Mai, Thị trấn Chư sê, Huyện Chư sê, Tỉnh Gia Lai, có thâm niên nghề 20 năm nói: Nói chung,tơi thấy mình khơng cịn
được năng động, xơng xáo, chịu khó tìm tịi như lúc trẻ. Trước đây tôi rất hào hứng sẵn sàng tham gia mọi hoạt động, phong trào thi đua nào cũng tham gia, lâu dần cũng khơng cịn cảm thấy hứng thú. Những năm gần đây cảm thấy nhác, ngay cả việc học tập, bồi dưỡng cũng ngại. Tuy nhiên với vốn kinh nghiệm nhiều năm tích lũy, tơi vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình. (Trích biên bản phỏng vấn số 3).
Thứ ba là giai đoạn từ 1-5 năm có ĐTB: 2,95 - ĐLC: 0,67, biểu hiện thái độ với nghề ở mức độ trung bình. Cùng có thái độ trung bình, nhưng so với giai đoạn 16-25 năm thì tỉ lệ GVMN lựa chọn mức độ 4 và 5 thấp hơn 15,6% và mức độ 1 và 2 lại cao hơn 7,4%. Điều này có thể lý giải, giai đoạn 1-5 năm là giai đoạn mới vào nghề, sức khỏe, sự năng động, trí tuệ của tuổi trẻ là thế mạnh của họ. Tuy nhiên, giai đoạn này, GV chưa có kinh nghiệm, tính cách tuổi trẻ thường nóng vội, thiếu nhẫn nại... phần nào tác động đến xúc cảm, hành động trong thái độ với nghề của họ.
Để làm rõ hơn kết quả điều tra trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số phụ huynh. Chị M.T.H.H phụ huynh có 2 con theo học tại một trường mầm non cho biết: "Bản thân tơi có 2 cháu vì thế có cơ hội được tiếp xúc với nhiều GV. So với các
giai đoạn khác, tôi thấy các cô mới ra trường thường năng động, ham học hỏi. Tuy nhiên có vẻ như các cơ cịn nhút nhát, rất ít khi chủ động trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về tình hình của cháu, thường tơi phải chủ động hỏi. Chăm cháu chưa được chu đáo, thái độ với cháu với phụ huynh nhiều lúc chưa được mềm mỏng..." (Trích
biên bản phỏng vấn số 11).
độ với nghề ở mức độ 2 - GV có tính sẵn sàng khá thấp và chiều hướng thái độ tương đối tiêu cực. Tâm thế nhận thức, hành động nghề của GVMN khá thấp nên tương đối thụ động, miễn cưỡng trong việc lĩnh hội tri thức, xây dựng, triển khai các hoạt động nghề, còn ỉ lại. Theo một số CBQL, nhiều GV ở giai đoạn này mong được về hưu sớm hoặc nếu được sẽ nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ ăn, ngủ cịn việc tổ chức các hoạt động giáo dục giao cho GV trẻ. Đến thời điểm này, GV nhìn nhận về nghề theo chiều hướng tương đối tiêu cực. Hầu hết GV giai đoạn này đều cho rằng, nghề GVMN càng này càng vất vả, áp lực: trẻ con bây giờ khó chăm, khó dạy hơn ngày xưa; yêu cầu của phụ huynh và xã hội thì ngày càng cao; bao nhiêu năm gắn bó với nghề, đến khi gần về hưu rồi, lương vẫn khơng cao hơn được là bao. Vì thế khả năng xuất hiện những rung cảm với nghề tương đối khó, những xúc cảm yêu nghề, tự hào về nghề dường như là khơng có. Tinh thầ tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các hoạt động tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên... khá hạn chế, với suy nghĩ "già rồi, sắp về hưu, học làm gì cho vất vả, tốn kém".
Cô Tr.Th.T, GV trường mẫu giáo Hoa Mai huyện M' Đrăk, Đắk Lắk, GV dạy giỏi cấp huyện, thâm niên nghề 24 năm tâm sự: Em đã đạt GV dạy giỏi cấp huyện nhiều năm nay rồi, nhưng có giỏi đi nữa thì cũng chẳng để làm gì, giấy khen treo đầy nhà không ăn được, không bán lấy tiền tiêu được. Nói chung bây giờ chỉ làm vì trách nhiệm với các cháu, chứ khơng có động lực để phấn đấu nữa, cũng sắp về hưu rồi. (Trích biên bản phỏng vấn số 4).
Tỉ lệ phần trăm các mức độ cũng phản ánh rất rõ điều này. Bên cạnh những GV có thái độ nghề ở mức độ 4 (28,6%) có tới 42,9% lựa chọn mức độ 2 và 28,6 % mức độ 3. Kết quả này có thể lý giải, đây là giai đoạn hầu hết GV đã lớn tuổi, sức khỏe có dấu hiệu giảm sút, sức ì tâm lý cao dẫn đến ngại tìm tịi, đổi mới, sáng tạo; khả năng linh hoạt, nhạy bén khơng cịn, bên cạnh đó là kiểu tư duy "sắp về hưu" nên dễ có chiều hướng tiêu cực, lệch lạc trong thái độ.
Như vậy, có thể nói thâm niên nghề có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. GVMN có thâm niên nghề từ 6-15 năm, có thái độ với nghề tích cực nhất (mức độ 4); GV có thâm niên nghề trên 25 có thái độ ở mức thấp nhất (mức độ 2); giai đoạn thâm niên nghề từ 16-25 năm và 1-5 năm có thái độ với nghề ở mức độ trung bình.
tơi thu được kết quả F=3.681 (sig=0.012) chứng tỏ có sự khác biệt giữa các chỉ số về thái độ với nghề của GVMN theo thâm niên công tác và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi kiểm định sâu, kết quả cho thấy sự khác biệt thể hiện ở nhóm GV có thâm niên 16-25 năm và nhóm trên 25 năm với sig= 0.015; khơng có sự khác biệt giữa nhóm GV có thâm niên 16-25 năm và 1-5 năm. Điều đó một lần nữa khẳng định:Tuổi đời và kinh nghiệm nghề nghiệp có tác động nhất định đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên.
b. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non xét theo trình độ chun mơn
Ở phần trên đã cho thấy thâm niên nghề có ảnh hưởng nhất định đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. Tiếp theo, chúng tơi xem xét trình độ chun mơn ảnh hưởng như thế nào đến thái độ với nghề của họ. Bảng 4.5 dưới đây là kết quả chúng tôi thu thập được qua điều tra, khảo sát thực trạng.
Bảng 4.5. Thái độ với nghề của GVMN xét theo trình độ chun mơnSTT Trình độ chun mơn ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức độ