2.2. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non
2.2.3. Biểu hiện thái độ với nghề của giáo viên mầm non
độ với bốn lĩnh vực nghề cơ bản của họ. Vấn đề đặt ra là những thái độ này được biểu hiện cụ thể như thế nào trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong luận án này, chúng tôi dựa trên quan điểm của M. Smith đưa ra năm 1942, xác định biểu hiện thái độ với nghề của GVMN qua ba mặt: nhận thức, xúc cảm và hành động.
2.2.3.1. Nhận thức trong thái độ với nghề của giáo viên mầm non
Nhận thức trong thái độ với nghề của GVMN, một mặt thể hiện ở mức độ hiểu biết, khối lượng tri thức về nghề mà người GVMN có, nó giúp hình thành nên ý thức và niềm tin của GVMN đối với nghề. Mặt khác, thể hiện quan điểm, đánh giá của người GVMN về nghề, tạo nên tính lựa chọn trong phản ứng xúc cảm, hành động với các lĩnh vực nghề. Vì thế, việc người GVMN có xúc cảm, hành động trong thái độ với nghề như thế nào bị tác động rất lớn từ việc nhận thức về nghề của họ. Nhận thức về nghề của GVMN được thể hiện qua các nội dung:
* Nhận thức về trẻ em như: Nhận thức về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non; về tình trạng tâm lí, sức khoẻ và hồn cảnh riêng của trẻ trong nhóm lớp; về việc đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; về việc gương mẫu, thương yêu trẻ em và về việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em...
* Nhận thức về giá trị nghề như: Nhận thức về vị trí xã hội, ý nghĩa kinh tế, nhân văn của nghề, về những đặc trưng, thuận lợi, khó khăn của nghề cũng như những yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với GVMN...
* Nhận thức về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như: Nhận thức về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; về việc xây dựng mơi trường, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; về việc đánh giá sự phát triển của trẻ và quản lý trẻ em; về sự hợp tác, trao đổi với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và về nguyên tắc, cách thức xử lý tình huống sư phạm...
* Nhận thức về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ như: Nhận thức về việc tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; về việc dự giờ, góp ý, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp; về việc tham gia hội thảo chun mơn; về việc tìm tịi, tham khảo tài liệu áp dụng vào thực tiễn công việc và về việc ghi chép những kinh nghiệm của bản thân để tránh lặp lại sai lầm...
Nhận thức trong thái độ với nghề của GVMN có tính chủ thể. Mỗi GV có mức độ hiểu biết về nghề khác nhau. Niềm tin, thế giới quan của họ về nghề cũng có những
chiều hướng không giống nhau. Thực tiễn cho thấy, việc nhận thức về nghề của GVMN một cách chủ động hay thụ động, có tính tích cực hay tiêu cực do nhiều yếu tố tác động như: trình độ học vấn, thâm niên nghề, địa bàn cơng tác, văn hóa dân tộc,...
2.2.3.2. Xúc cảm trong thái độ với nghề của GVMN
Xúc cảm trong thái độ với nghề của GVMN phản ánh sự rung động và hứng thú của GVMN khi tiếp cận với các đối tượng liên quan đến nghề như: với trẻ em; với giá trị, lợi ích của nghề; các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của GVMN. Xúc cảm đóng vai trị động lực tạo ra sự sẵn sàng phản ứng của GVMN đối với nghề. Nếu xúc cảm của người GVMN có độ nhạy cảm cao và có chiều hướng tích cực sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng tâm lý mạnh hơn trong thái độ với nghề của họ. Ngược lại, nếu xúc cảm của GVMN độ nhạy cảm thấp, có chiều hướng tiêu cực có thể kìm hãm sự sẵn sàng tâm lý, làm lệch hướng nhận thức và hành động trong thái độ với nghề của họ.
Xúc cảm với nghề của GVMN cũng được thể hiện qua 4 lĩnh vực nghề chủ yếu sau:
* Xúc cảm với trẻ em như: Trạng thái xúc cảm khi đối diện với trẻ cá biệt, khi phải xa/gặp lại các cháu; trạng thái xúc cảm khi có cháu nào đó trong lớp gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý...; khi trị chuyện, tìm hiểu về trẻ và xúc cảm khi ai đó làm tổn thương trẻ...
* Xúc cảm với giá trị nghề như: Trạng thái xúc cảm với vị trí xã hội, lợi ích kinh tế, ý nghĩa nhân văn của nghề; xúc cảm khi ai đó đánh giá sai về nghề; với việc lựa chọn nghề của bản thân; xúc cảm đối với sự tin cậy, tôn trọng của phụ huynh và xã hội đối với GVMN;.
* Xúc cảm với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như: trạng thái xúc cảm khi chưa chuẩn bị tốt trước khi lên lớp; khi tổ chức các hoạt động cho trẻ; khi chia sẻ với phụ huynh về vấn đề của trẻ; khi thấy các cháu trong lớp tiến bộ; trạng thái xúc cảm với các ý tưởng mới trong chuyên môn và khi xử lý các tình huống sư phạm.
* Xúc cảm với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ như: Trạng thái xúc cảm khi được đồng nghiệp dự giờ, góp ý về chun mơn; khi tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; khi ghi chép
những kinh nghiệm của bản thân để tránh lặp lại sai lầm; xúc cảm trong việc tìm tịi, tham khảo tài liệu về chuyên môn; xúc cảm với các buổi sinh hoạt, hội thảo chuyên môn và khi ghe chuyên gia trao đổi về chuyên môn
Xúc cảm trong thái độ với nghề của GVMN có quan hệ chặt chẽ với nhận thức và hành động của GVMN. Nhận thức đầy đủ, tích cực, sâu sắc về nghề sẽ nảy sinh xúc cảm mạnh mẽ, tích cực.
Tuy nhiên, cảm xúc trong thái độ với nghề của GVMN luôn mang sắc thái chủ thể. Xúc cảm của GVMN với nghề có mức độ nhạy cảm và chiều hướng khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào hệ giá trị của nghề có đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của GVMN hay khơng. Bên cạnh đó, nó cịn phụ thuộc vào nhận thức trong thái độ với nghề của GVMN, nhận thức của GVMN càng đầy đủ, tích cực, sâu sắc về nghề thì càng nảy sinh xúc cảm tích cực, mạnh mẽ.
2.2.3.3. Hành động trong thái độ với nghề của giáo viên mầm non
Hành động trong thái độ với nghề của GVMN là xu hướng hành động và hành động thực tế, được biểu hiện ra bên ngoài qua hệ thống các hành vi, thao tác trong hoạt động nghề nghiệp; là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá thái độ với nghề của GVMN. Nhờ tính sẵn sàng, chiều hướng, hành động trong thái độ với nghề làm cho nhận thức, xúc cảm của GVMN với nghề được bộc lộ, thơng qua đó mà chúng ta có thể nhận biết được thái độ với nghề của GVMN. Nếu GVMN nhìn nhận về nghề một cách tích cực; mức độ rung cảm trong xúc cảm mạnh mẽ và tích cực nhưng lại không được thể hiện thông qua những hành động cụ thể thì thái độ với nghề vẫn chưa có ý nghĩa.
Hành động trong thái độ với nghề của GVMN biểu hiện 4 lĩnh vực nghề: * Hành động với trẻ em như: Gương mẫu, đối xử công bằng với trẻ; ứng xử với trẻ ở mức độ gần gũi, tình cảm, thân thiện; lắng nghe ý kiến, tôn trọng nhân cách của trẻ; tìm hiểu cá tính và hồn cảnh sống của trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm thể chất - tâm lí riêng và hồn cảnh chúng; lên án khi thấy trẻ em bị xúc phạm về thể chất và tinh thần...
* Hành động với giá trị nghề: Khắc phục những khó khăn, vất vả của nghề; trao đổi với phụ huynh để họ hiểu về những vất vả, khó khăn của nghề; quan tâm, theo dõi sự thay đổi của trẻ; tìm cách giảm những áp lực của nghề đối với bản thân;
kiểm soát những xúc cảm tiêu cực của bản thân với nghề và tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân về GVMN...
* Hành động với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo yêu cầu; triển khai các hoạt động theo kế hoạch; tìm tịi, đưa ra ý tưởng mới trong chun mơn; đánh giá sự phát triển của trẻ theo kế hoạch; hợp tác, trao đổi với phụ huynh về phương pháp trẻ và xử lý các tình huống sư phạm...
* Hành động với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ như: Tìm kiếm các cơ hội để được học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; tham gia hội thảo chun mơn, dự giờ, góp ý trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp; tham gia các hoạt động thi đua và các cuộc vận động của ngành; tham gia các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ; tìm tịi, tham khảo tài liệu về chăm sóc, giáo dục trẻ em và áp dụng vào thực tiễn cơng việc của mình và ghi chép những kinh nghiệm của bản thân để tránh lặp lại sai lầm...
Hành động và thái độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ hai chiều, tức là hành động cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành, thay đổi thái độ, là chỉ báo quan trọng để đánh giá thái độ. Nếu trong một số trường hợp hành động và thái độ mâu thuẫn với nhau thì hành động trở thành chỉ báo quan trọng để đánh giá thái độ.
Tóm lại: Ba thành phần biểu hiện của thái độ với nghề của GVMN có quan
hệ mật thiết với nhau, sự thống nhất giữa ba thành phần này tạo nên một thái độ xác định với nghề của GVMN. Trước hết, GVMN phải có hiểu biết về nghề: về trẻ em, về các u cầu, nhiệm vụ và về tính chất cơng việc... hiểu biết đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá, nhìn nhận về nghề, từ đó định hướng những xúc cảm - tình cảm với nghề (u-ghét, thích-khơng thích); cuối cùng với nhận thức và tình cảm nhất định với nghề mà GV sẽ có những hành động cụ thể với nghề. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng thang đo thái độ với nghề trong luận án.