Tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 59 - 63)

2.2. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non

2.2.4. Tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của giáo viên mầm non

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá thái độ (mục 2.1.1.3) và các lĩnh vực nghề nghiệp được nghiên cứu (mục 2.2.2), chúng tơi xác định tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của GVMN gồm 2 tiêu chí: tính sẵn sàng và chiều hướng trong thái độ,

biểu hiện ở 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành động.

2.2.4.1. Tính sẵn sàng trong thái độ đối với nghề của giáo viên mầm non

Tính sẵn sàng trong thái độ đối với nghề của GVMN biểu hiện ở tâm thế hướng đến nghề của GVMN và được cụ thể hóa bằng các mức độ sẵn sàng hay không sẵn sàng, sẵn sàng cao hay sẵn sàng thấp.

a. Sẵn sàng nhận thức

Thể hiện tâm thế nhận thức của GVMN về các đối tượng nghề nghiệp, người GV có tâm thế hoặc khơng có tâm thế nhận thức đối tượng đó. Tính sẵn sàng nhận thức là cơ sở cho việc nhận thức về nghề, tính sẵn sàng nhận thức càng cao, sự hiểu biết về nghề càng đầy đủ, tích cực giúp cho GVMN phát triển thái độ theo hướng tích cực đối với nghề. Tính sẵn sàng nhận thức về nghề được thể hiện ở việc: Sẵn sàng nhận thức về trẻ em; về giá trị nghề; về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trong thực tế, có GV rất sẵn sàng nhận thức, có GV lại khơng. Chẳng hạn, người GV sẵn sàng nhận thức về trẻ em là sẵn sàng, chủ động tiếp nhận những thông tin, kiến thức, đặc điểm... liên quan đến trẻ. Nếu thấy một trẻ trong lớp có biểu hiện bất bình thường như: ít nói, hay chơi một mình, có GV ngay lập tức muốn hiểu rõ hơn về tâm lý, hồn cảnh của trẻ, nhưng cũng có GV lại tỏ ra thờ ơ, khơng muốn tìm hiểu và thụ động tiếp nhận những thông tin về trẻ.

b. Sẵn sàng cảm xúc

Thể hiện ở độ nhạy cảm của cảm xúc trước các đối tượng nghề nghiệp của người GVMN, mức độ nhạy cảm cao hay thấp. Có GV rất dễ dàng xúc cảm, nhưng có GV lại rất khó xuất hiện cảm xúc, thậm chí chai lì, vơ cảm. Ví dụ, có GVMN chỉ cần thấy cháu khóc đã cảm thấy lo lắng; xót thương khi cháu bỏ bữa; vui mừng khi thấy cháu có tiến bộ... Nhưng trên thực tế có những GV bị chai lì cảm xúc, trước những tình huống như vậy họ hồn tồn lãnh đạm, khơng bộc lộ bất kỳ cảm xúc nào...

c. Sẵn sàng hành động

Thể hiện tâm thế hành động của GV, mức độ sẵn sàng hành động cao hay thấp. Sẵn sàng hành động muốn nói đến sự chuẩn bị cho việc triển khai các hoạt động nghề của GV ở mức độ nào. Người GV có chủ động, tự giác hay thụ động, miễn cưỡng thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp. Chẳng hạn, một trong những nhiệm

vụ của người GVMN là phải "Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy

trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em". Người GV có tâm thế sẵn sàng hành động, ngay từ đầu họ chuẩn

bị rất kỹ về nội dung, cách thức, thời gian, địa điểm tuyên truyền với phụ huynh... và ngay lập tức họ có thể hành động, hành động bất cứ lúc nào họ muốn. Ngược lại, người GV khơng khơng có tâm thế sẵn sàng hành động, họ khơng có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng mà xây dựng kế hoạch theo kiểu đối phó... dẫn đến khơng chủ động trong thực hiện, họ khơng biết nói gì, trao đổi gì với phụ huynh...

Tóm lại, tính sẵn sàng là cơ sở tạo nên các phản ứng về nhận thức, xúc cảm và hành động của GVMN, giúp cho GVMN phát triển thái độ với nghề theo hướng tích cực. Mức độ sẵn sàng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thái độ của GVMN đối với nghề. Tính sẵn sàng hướng đến nghề của GVMN càng cao, càng thể hiện sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về nghề, đáp ứng được nhu cầu của họ, từ đó sẽ nảy sinh xúc cảm tích cực, tạo động lực thúc đẩy GVMN có hành động nghề đúng đắn, tích cực.

2.2.4.2. Tính chiều hướng thái độ đối với nghề của giáo viên mầm non

Chiều hướng thái độ đối với nghề của GVMN tích cực hay tiêu cực thể hiện qua: nhận thức, xúc cảm và hành động đối với trẻ; với giá trị nghề; với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cụ thể:

a. Chiều hướng nhận thức

Chiều hướng nhận thức trong thái độ với nghề của GVMN bao gồm: chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chiều hướng nhận thức tích cực về nghề thể hiện ở quan điểm, nhìn nhận, đánh giá của người GV về các đối tượng nghề một cách biện chứng, đúng đắn. Ngược lại, chiều hướng nhận thức tiêu cực về nghề thể hiện ở quan điểm, nhìn nhận, đánh giá của người GV về các đối tượng nghề một cách phiến diện, lệch lạc. Chẳng hạn, GV có chiều hướng nhận thức tích cực về nghề, họ thấy đứa trẻ thật hồn nhiên, hiếu động, đáng yêu và có niềm tin là sẽ giáo dục trẻ thành người tốt. Ngược lại, cũng với đứa trẻ ấy, với GV có chiều hướng nhận thức tiêu cực, họ sẽ thấy trẻ thật lì lợm, hay quậy phá, khó giáo dục. Chiều hướng nhận thức trong thái độ với

nghề của GV rất quan trọng, việc nhìn nhận bằng con mắt tích cực hay tiêu cực, siêu hình hay biện chứng về nghề là nền tảng cho việc hình thành xúc cảm và hành động nghề của GVMN.

b. Chiều hướng cảm xúc

Tương tự như chiều hướng nhận thức, khi tiếp cận với các đối tượng nghề nghiệp, người GV thường sẽ bộc lộ cảm xúc theo 2 chiều hướng tích cực (vui vẻ, hài lịng, u thích...) hay tiêu cực (buồn bã, thất vọng, chán ghét...). Chẳng hạn, khi tiếp cận với yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người GVMN, GV sẽ có chiều hướng bộc lộ cảm xúc thích hay khơng thích, quan tâm hay thờ ơ... Chiều hướng bộc lộ cảm xúc với nghề phụ thuộc vào nhận thức của người GVMN về nghề ra sao. Cùng một tác động, nếu GV có cái nhìn tích cực sẽ thấy vui vẻ, lạc quan. Nếu GV có cái nhìn tiêu cực, sẽ bi quan, buồn bã. Ví dụ như khi bị đồng nghiệp góp ý nhiều điểm chưa tốt về cách thức cho trẻ ăn, ngủ..., người GV có cái nhìn tích cực sẽ thấy đó là góp ý tốt, có thiện chí và vui vẻ tiếp thu để việc chăm sóc trẻ trẻ ngày một tốt hơn, ngược lại người GV có cái nhìn tiêu cực sẽ cho rằng đồng nghiệp khơng có thiện chí, góp ý nhằm hạ uy tín của bản thân nên tỏ ra rất bực tức khơng tiếp thu, hoặc có GV lại tỏ ra thờ ơ, khơng quan tâm đến góp ý của đồng nghiệp.

c. Chiều hướng hành động

Trong quá trình xây dựng, triển khai các hoạt động thăm sóc, giáo dục trẻ, hành động trong thái độ với nghề của GVMN cũng thể hiện ở 2 chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Chiều hướng hành động nghề tích cực biểu hiện ở các hành vi thao tác, lời nói của GV có tính mơ phạm, chuẩn mực. Chiều hướng hành động nghề tiêu cực biểu hiện ở các hành vi thao tác, lời nói của GV khơng mơ phạm, chuẩn mực. Chẳng hạn khi thấy trẻ biếng ăn, có GV ân cần nói cho trẻ nghe tác dụng của các món ăn đối với sức khỏe và động viên: "con ngoan, ăn giỏi sẽ cao lớn, thơng minh, da trắng, tóc dài...", trẻ sẽ vui mừng ăn nhanh, ăn hết suất. Ngược lại cũng trường hợp đó, có GV lại trợn mắt, phồng má quát tháo: "Ăn nhanh lên, ai ăn chậm, cơ gọi y tá đến tiêm vào tay", thậm chí nhiều trường hợp gần đây, GV đã đánh liên tiếp vào mặt trẻ hay dọa ném vào thùng phi... khiến trẻ ăn trong nước mắt và tâm trạng sợ hãi. Như vậy, cùng hướng đến mục tiêu là muốn trẻ ăn hết suất, nhưng GV có chiều hướng hành động tích cực sử dụng những lời lẽ, cử chỉ, điệu bộ

có tính chất động viên, nâng đỡ. Nhưng GV có chiều hướng hành động tiêu cực sử dụng những lời lẽ, hành động có tính trách phạt, la mắng, thậm chí đánh đập. Chiều hướng hành động nói lên thái độ với nghề của GVMN. GV có chiều hướng hành động tích cực sẽ có thái độ với nghề tích cực, GV có chiều hướng hành động tiêu cực sẽ có thái độ với nghề tiêu cực.

Chiều hướng nhận thức, xúc cảm và hành động nghề của GVMN liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu GVMN có thái độ nhận thức về nghề theo chiều hướng tích cực, họ sẽ thấy được những ưu điểm, giá trị, lợi ích, ý nghĩa, ... của nghề, từ đó xuất hiện cảm xúc tích cực: u nghề, mến trẻ... và có những hành động tích cực có tính nâng đỡ, động viên, phát triển nghề. Cịn GVMN có thái độ nhận thức về nghề theo chiều hướng tiêu cực, họ sẽ thấy những hạn chế, khó khăn, bất lợi của nghề; xuất hiện cảm xúc khó chịu, khơng hài lịng, khơng thích nghề và hành động, lời nói tiêu cực, kìm hãm sự phát triển nghề.

Chiều hướng thái độ đối với nghề có tính chủ thể rất cao. Mỗi GVMN có chiều hướng thái độ với nghề khác nhau; với các lĩnh vực nghề khác nhau GVMN có chiều hướng thái độ khác nhau và ngay trong cùng một lĩnh vực nghề người GV cũng có chiều hướng thái độ khác nhau đối với từng nội dung cụ thể. Chẳng hạn, lĩnh vực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, GV rất tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ nhưng lại thờ ơ với hoạt động dự giờ góp ý trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. Và việc GVMN có chiều hướng thái độ tích cực hay tiêu cực với bất cứ một nội dung nào đều là một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng để đánh giá thái độ với nghề của họ.

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 59 - 63)