Thái độ với nghề của GVMN xét theo trình độ chun mơn

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 110 - 112)

1 2 3 4 5

1 Trung cấp 2,75 0,76 9,1 12,2 47,7 18,1 12,9

2 Cao đẳng 3,15 0,81 5,4 5,4 40,5 24,3 24,3

3 Đại học 3,45 0,68 3,5 7,5 32,9 27,7 28,3

Biểu đồ 4.2. Thái độ với nghề của GVMN xét theo trình độ chun mơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.2, chúng ta thấy GVMN các tỉnh Tây Ngun có trình độ chun mơn khác nhau có thái độ với nghề khác nhau,

thể hiện ở ĐTB và tỉ lệ phần trăm các mức độ:

ĐTB cao nhất là GVMN có trình độ Đại học, ĐTB: 3,45- ĐLC: 0,68 - Thái độ với nghề ở mức độ 4. GVMN có tính sẵn sàng khá cao và chiều hướng thái độ tương đối tích cực. GVMN có trình độ ĐH nhận thức về nghề khá chủ động và đúng đắn, tính sẵn sàng tiếp thu kiến thức chun mơn nghiệp vụ tương đối cao giúp họ có cái nhìn khá lạc quan, tích cực về nghề, hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn và những yêu cầu của nghề có phù hợp với bản thân hay khơng. Độ nhạy cảm của cảm xúc với nghề khá cao, khá yêu nghề, mến trẻ từ đó có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp và tương đối chủ động trong các hành vì nghề nghiệp, ngơn ngữ, thao tác khá mô phạm, chuẩn mực.

Sở dĩ như vậy vì phần lớn GVMN có trình độ đầu vào đại học có động cơ vào nghề khá đúng đắn, đa số họ chọn nghề khi đã hiểu rõ về nghề. Nghĩa là họ đã nhận thức tương đối rõ tính chất của nghề và ít nhiều có tình cảm với nghề. Cùng với thời lượng và chương trình đào tạo kéo dài trong 4 năm sẽ giúp họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Trình độ CĐ và TC cùng có thái độ với nghề ở mức độ 3 - Thái độ với nghề trung bình: Tính sẵn sàng khơng cao, khơng thấp; chiều hướng thái độ khơng tích cực cũng khơng tiêu cực, cụ thể: mức độ chủ động trong nhận thức về nghề không cao, nhiều lúc còn thụ động, việc cập nhật, đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động cịn chậm; tâm thế hành động hướng đến trẻ em, đến giá trị nghề, các hoạt động tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ và học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề vừa phải, thường thực hiện theo yêu cầu hay khi có sự giám sát, kiểm tra của chun mơn.

Mặc dù, GVMN có trình độ CĐ và TC cùng có thái độ với nghề ở mức độ 3, nhưng trình độ CĐ có ĐTB cao hơn so với TC, ĐTB lần lượt là: 3,15 và 2,75- ĐLC: 0,8 và 0,76. So sánh tỉ lệ phần trăm các mức độ, chúng ta thấy: Ở cả 3 trình độ GV đều lựa chọn nhiều nhất là mức độ 3, chiều hướng tích cực (mức 4+5) cao hơn chiều hướng tiêu cực (mức 1+2). Tuy nhiên, giữa chiều hướng tích cực và tiêu cực có tỉ lệ sắp xếp theo thứ tự hoàn toàn trái ngược nhau: Đối với chiều hướng tích cực, tỉ lệ GV lựa chọn có chiều hướng tăng dần từ trình độ TC lên ĐH, tỉ lệ lần lượt

là 31% - 48,6% - 56,1%. Chiều hướng tiêu cực thì hồn tồn ngược lại, chiếm tỉ lệ cao nhất là GVMN trình độ TC: 21,3%, trình độ CĐ: 10,8%, ĐH: 11.0%.

Như vậy có thể thấy GVMN có trình độ chun mơn càng cao, thái độ với nghề càng tích cực. Cụ thể là GV có trình độ ĐH có thái độ với nghề ở mức độ 4, cịn trình độ CĐ, TC có thái độ với nghề ở mức độ 3 (ĐTB của GVMN trình độ CĐ cao hơn so với TC). Kết quả này hồn tồn hợp lý, bởi trình độ đầu vào Đại học cao hơn hẳn so với CĐ và TC, mục tiêu và chương trình đào tạo cao hơn, dẫn đến đầu ra cũng cao hơn so với CĐ và TC một bậc và thực tế cho thấy, đại đa số người có trình độ cao có khả năng nhìn nhận vấn đề đầy đủ, đúng đắn hơn người có trình độ thấp. GVMN cũng khơng phải là ngoại lệ, khi GV có trình độ chun mơn cao, nhận thức của họ được nâng lên giúp cho sự nhìn nhận về nghề trở nên tích cực, lạc quan hơn từ đó đạo đức nghề nghiệp được bồi đắp và thái độ với nghề sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên, kết quả thực trạng cũng chỉ ra rằng khơng phải tất cả GV có trình độ ĐH đều có thái độ với nghề tích cực. Một bộ phận GV có trình độ ĐH nhưng vẫn có thái độ với nghề tiêu cực (11%). Và điều tương tự như vậy ở nhóm GV có trình độ CĐ, TC có 31% - 48,6% GVMN có thái độ với nghề tích cực. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như lý tưởng nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề của họ khác nhau.

Kiểm định Anova cho sig=0.000 cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi kiểm định sâu, kết quả cho thấy sự khác biệt thể hiện giữa các nhóm GV có trình độ ĐH và CĐ (sig=0.000); nhóm GV có trình ĐH và TC (sig=0.001) và giữa các nhóm GV có trình độ CĐ và TC (sig=0.0023).

c. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non xét theo thành tích thi đua

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành tích thi đua có ảnh hưởng nhất định đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên.

Sự ảnh hưởng của thành tích thi đua đến thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6. Thái độ với nghề của GVMN xét theo thành tích thi đuaSTT GV dạy giỏi các cấp ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức độ

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 110 - 112)