Thái độ với nghề của GVMN xét theo thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 116 - 118)

1 2 3 4 5

1 Dân tộc Kinh 3,35 0,83 5,0 10,7 24,0 38,0 22,3 2 Dân tộc thiểu số 2,88 0,64 7,8 12,6 44,7 14,6 20,3

Biểu đồ 4.4. Thái độ với nghề của GVMN xét theo thành phần dân tộc

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.7 và biểu đồ 4.4, chúng ta thấy, GVMN là người dân tộc Kinh và người DTTS đều có biểu hiện thái độ với nghề ở mức độ 3 - mức độ trung bình, (ĐTB: 3,35 và 2,83). Biểu hiện tính sẵn sàng trong thái độ khơng cao, khơng thấp; chiều hướng thái độ khơng tích cực, cũng khơng tiêu cực.

Kết quả này phù hợp với số liệu thu được ở bảng 4.1.

Tuy nhiên, so sánh về ĐTB và tỉ lệ phần trăm các mức độ giữa hai nhóm đối tượng, ta thấy GVMN người dân tộc Kinh có thái độ với nghề tích cực hơn GVMN người DTTS. Để hiểu rõ sự khác biệt, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể:

GVMN người dân tộc Kinh có ĐTB: 3,35; ĐLC: 0,83, thuộc tiệm cận trên của mức độ 3; GVMN người DTTS có ĐTB: 2,88; ĐLC: 0,64, thuộc tiệm cận dưới của mức độ 3.

Xét tỉ lệ phần trăm các mức độ, GVMN người dân tộc Kinh có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là mức độ 4 (38,0%), trong khi tỉ lệ cao nhất của GVMN người DTTS thuộc về mức độ 3 (44,7%). Ở mức độ thái độ tích cực GVMN người dân tộc Kinh có tỉ lệ cao hơn so với GV người DTTS, còn mức độ thái độ tiêu cực thì ngược lại, cụ thể: Mức độ 5 - thể hiện tính sẵn sàng rất cao và chiều hướng thái độ rất tích cực, GVMN người dân tộc kinh chiếm tỉ lệ cao hơn GV người DTTS là 2% (22,3%/ 20,3%). Mức độ 4 - thể hiện tính sẵn sàng khá cao và chiều hướng thái độ tương đối tích cực, GVMN người dân tộc kinh cũng chiếm tỉ lệ cao hơn 11% so với GV người DTTS (38,0%/14,6%). Mức độ 1 và 2 GVMN người dân tộc Kinh có tỉ lệ thấp hơn GV người DTTS là 19,2% (15,7%/34,9%).

Như vậy, có thể nói thái độ với nghề của GVMN người dân tộc Kinh sẵn sàng, tích cực hơn so với GVMN người DTTS. Kết quả trên có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quan trọng nhất là do sự tác động của yếu tố văn hóa dân tộc. GVMN người DTTS tại Tây Nguyên cũng có những nét tâm lý đặc trưng do yếu tố văn hóa mang lại đó là sự mặc cảm, tự ti về thân phận, rụt rè, hay xấu hổ, hay bằng lịng với những gì mình có, thờ ơ với xung quanh, ít đặt mục tiêu để phấn đấu vì thế tính tích cực, chủ động trong nghề nghiệp bị hạn chế nhất định. Trình độ nhận thức của GVMN người DTTS so với mặt bằng chung còn thấp, bên cạnh đó họ dễ tự ái khiến đồng nghiệp ngại đóng góp ý kiến nên sự cập nhật kiến thức, sự tiến bộ trong chun mơn nhất là thái độ cịn chậm.

Một số phụ huynh nhận xét: GVMN người DTTS thường rất vô tư, thật thà,

chất phát. Tuy nhiên, qua quan sát cho thấy họ chưa thực sự chủ động, chu đáo, tận tình, linh hoạt trong chăm sóc giáo dục các con; việc cập nhật và tiếp cận kiến thức mới cịn chậm, đặc biệt là ít quan tâm, trao đổi, chia sẻ, phối hợp với phụ huynh về

về cách thức chăm sóc giáo dục trẻ. Khi được phụ huynh góp ý về việc chăm sóc trẻ họ có tỏ vẻ khơng vui.

Kiểm định T – test tìm hiểu sự khác biệt về những chỉ số thể hiện thái độ với nghề của GVMN xét theo thành phần dân tộc cho kết quả sig=0.0039 (α=0.05) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

e. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên xét theo địa bàn công tác

Tây Nguyên với đặc thù là vùng đất có địa hình cao, dốc; dân cư phân tán; điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn. Các trường mầm non thường có nhiều điểm trường, rải đều trên các địa bàn với các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Để có cái nhìn rõ hơn về thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi xem xét thái độ của GV theo từng địa bàn công tác: vùng 1 (điều kiện kinh tế, xã hội phát triển), vùng 2 (điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn) và vùng 3 (điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn). Kết quả cụ thể dưới đây:

Bảng 4.8. Thái độ với nghề của GVMN xét theo địa bàn công tácSTT Địa bàn công tác ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức độ

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 116 - 118)