Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 88 - 89)

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu thu được qua điều tra bằng phiếu hỏi.

Số liệu thu được qua khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows phiên bản 20.0. Các thông số và phép toán thống kê được chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:

- Phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau:

Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được ở từng mệnh đề và của từng yếu tố tâm lý.

Độ lệch chuẩn (Standardied Deviotion) dùng để mô tả mức độ phân tán câu hỏi hay mức độ tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã chọn.

Tần suất và chỉ số phần trăm của các phương án trả lời.

- Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:

Phân tích so sánh: Chúng tôi chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình

(compare means) trong nghiên cứu này. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê nếu xác suất P < 0.05.

Phân tích tương quan nhị biến: Dùng để tìm nhận thức sự liên hệ bậc nhất

giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan pearson-poduduct moment. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1, cho ta biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho ta biết mối liên hệ thuận giữa 2 biến số. Giá trị - (r < 0) cho ta biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 nghĩa là 2 biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P), chúng ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ. Khi P < 0.05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa phân tích về mối quan hệ giữa 2 biến số.

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 88 - 89)