2.2. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non
2.2.2. Khái niệm thái độ với nghề của giáo viên mầm non
Từ khái niệm thái độ với nghề và cách lý giải về nghề GVMN ở trên, chúng tôi xây dựng thái độ với nghề của GVMN theo nghĩa sau:
Thái độ với nghề của giáo viên mầm non là sự sẵn sàng hướng đến các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo chiều hướng nhất định (tích cực hay
tiêu cực) được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm và hành động nghề nghiệp của giáo viên
Căn cứ nhiệm vụ của GVMN được quy định tại Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chúng tôi xác định Thái độ với nghề của người GVMN được thể hiện thông qua thái độ đối với bốn lĩnh vực cơ bản: Thái độ với trẻ em; thái độ với giá trị nghề; thái độ với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và thái độ với việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
* Thái độ đối với trẻ em
Trẻ em từ 0-6 tuổi là đối tượng nghề nghiệp của GVMN. Trong quá trình hoạt động nghề, người GV ln có một thái độ xác định đối với trẻ em, đó là những phản ứng nhận thức, cảm xúc và hành vi hướng đến tất cả những gì thuộc về trẻ và liên quan đến trẻ như: những đặc điểm cá tính, hồn cảnh sống riêng của từng trẻ; việc giao tiếp, ứng xử, công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; việc gương mẫu, thương yêu trẻ em; việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em...
* Thái độ đối với giá trị nghề
Giá trị nghề là giá trị đặc trưng cho một nghề có khả năng thỏa mãn nhu cầu liên quan đến cơng việc chuyên môn của người lao động, chi phối người lao động trong việc lựa chọn mục đích, phương thức, phương tiện để tiến hành các hoạt động chuyên môn [theo 39].
Thái độ với giá trị nghề của người GVMN là thái độ hướng tới hệ thống các giá trị của nghề bao gồm: lợi ích, ý nghĩa do nghề mang lại như: ý nghĩa chính trị, ý nghĩa giáo dục, nhân văn, ý nghĩa kinh tế...; các đặc điểm lao động sư phạm; những yêu cầu về phẩm chất năng lực trong hoạt động nghề nghiệp của người GVMN.
Có thái độ tích cực với giá trị nghề, là một trong những yếu tố giúp cho GVMN vượt qua được những khó khăn, áp lực của nghề và đạt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Thái độ đối với hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
Đây là hai hoạt động chính trong lĩnh vực nghề nghiệp của GVMN.
- Hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ. [9]
lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. [9]
Thái độ đối với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là thái độ hướng đến: mục tiêu, nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đón, trả trẻ; thể dục buổi sáng; ăn, ngủ, vệ sinh; hoạt động ngồi trời; hoạt động chung; hoạt động góc; việc xây dựng mơi trường, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; với việc đánh giá sự phát triển của trẻ và quản lý trẻ em; với sự hợp tác, trao đổi với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và với việc xử lý các tình huống xảy ra trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nếu GV có thái độ tích cực với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ giúp trẻ phát triển ở mức độ hài hịa tồn diện, đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp một.
* Thái độ đối với việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ với tư cách là quá trình phát triển nghề nghiệp của GVMN đảm bảo cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được hiệu quả hơn. Nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ luôn đổi mới và cập nhật phù hợp với sự phát triển của trẻ. Nếu người GV khơng có thái độ tốt với việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của bản thân, sẽ bị tụt hậu không thể để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thái độ đối với việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ bao gồm: Thái độ đối với việc đọc tài liệu tham khảo, dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp; việc tham gia các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, các lớp bồi dưỡng thường xuyên do trường và ngành tổ chức; các khóa học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; việc ghi chép những kinh nghiệm của bản thân để tránh lặp lại sai lầm...
Để nghiên cứu được thái độ với nghề của người GVMN, ngoài xác định được đối tượng thái độ, còn phải xác định được biểu hiện thái độ với nghề