Những nghiên cứu về thái độ với nghề của giáo viên

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 32 - 34)

1.2. Những nghiên cứu về thái độ với nghề của giáo viên mầm non

1.2.2.Những nghiên cứu về thái độ với nghề của giáo viên

Thái độ với nghề của giáo viên chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cơng trình nghiên cứu về thái độ giảng dạy của giảng viên đại học của tác giả Nguyễn Thị Tình trong bài đăng trên tạp chí Tâm lý học số 8/2009 là một nghiên cứu hiếm hoi. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra rằng: Đa số GV được nghiên cứu đều có tính tích cực với nghề, thể hiện thơng qua nhận thức của GV về hoạt động sư phạm ở mức độ tương đối cao. Mối tương quan giữa nhận thức của GV về hoạt động sư phạm nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng với thái độ giảng dạy là mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ. Và điều đó có nghĩa là nhận thức của GV về hoạt động sư phạm càng đúng đắn, chính xác thì thái độ giảng dạy của GV cũng càng tích cực và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ tích cực khơng đồng đều, có biểu hiện ở mức rất tích cực và có những biểu hiện chỉ đạt ở mức tích cực trung bình. Qua kết quả khảo sát về tính tích cực giảng dạy của GV từ cán bộ quản lý và sinh viên, tác giả đưa ra kết luận: GV được nghiên cứu có thái độ giảng dạy khá tích cực. Đa số GV được nghiên cứu có ý thức tự độc lập, tự chủ trong hoạt động giảng dạy; hứng thú, nhiệt tình và say mê trong giảng dạy; nghiêm túc trong giảng dạy; sẵn sàng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học; có ý thức sáng tạo trong dạy học… Tự đánh giá về thái độ giảng dạy của GV thường có mức độ cao hơn đánh giá của sinh viên và cán bộ quản lý [63].

Như vậy, từ trước tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều

nghiên cứu về thái độ đối với nghề nói chung và thái độ với nghề cụ thể của người lao động. Các kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính lý luận về thái độ, đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến thái độ; xác định được vai trò, tầm quan trọng của thái độ với hiệu quả công việc ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu nghiên cứu thái độ với hoạt động nghề nghiệp của người lao động trẻ, cán bộ công chức, giảng viên đại học, công nhân và học sinh, sinh viên, chưa có bất

cứ nghiên cứu nào liên quan đến thái độ với nghề của GVMN.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua tổng quan nghiên cứu, chúng ta thấy các nhà tâm lý học nghiên cứu thái độ, thái độ với nghề và các yếu tố hình thành, phát triển thái độ dưới nhiều góc độ, một số tác giả đã dựa vào nhiều tiền đề lý thuyết để xem xét thái độ với những mục đích khác nhau. Trong luận án này, chúng tơi đồng tình với quan điểm của các nhà nghiên cứu về thái độ ở các khía cạnh sau:

Xem xét thái độ như sự sẵn sàng phản ứng mang tính đánh giá, lựa chọn thể hiện, xu hướng, hệ giá trị của cá nhân đối với đối tượng của thái độ và được biểu hiện qua nhận thức, xúc cảm và hành động của cá nhân.

Thái độ luôn hướng tới một đối tượng nhất định, đối tượng là tất cả những gì trong hiện thực khách quan như: thái độ đối với môi trường, với người khác, với tổ chức, chính sách và với việc làm, học tập….

Xem xét cấu trúc thái độ gồm ba thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành động. Giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành động là mối quan hệ giữa cái tiềm ẩn và cái biểu hiện, thái độ có vai trị chi phối hành động của con người.

Thái độ có thể thay đổi nếu có những tác động phù hợp và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ cá nhân, trong đó có yếu tố chủ quan có yếu tố khách quan.

Các cơng trình nghiên cứu về thái độ, thái độ với nghề rất phong phú. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đi sâu vào việc mô tả cấu trúc, chức năng của thái độ; phân tích thực trạng thái độ dưới dạng bảng hỏi điều tra dư luận xã hội mà chưa đi sâu nghiên cứu mức độ và biểu hiện của thái độ đối với đối tượng của nó trong những tình huống và điều kiện cụ thể. Đây là xu hướng gợi mở cho chúng tôi trong nghiên cứu vấn đề này. Đặc biệt các cơng trình nghiên cứu thái độ ở Việt Nam mới tập trung nghiên cứu về thái độ với nghề của cán bộ công chức, giảng viên đại học, học sinh, sinh viên và cơng nhân. Hiện nay có rất ít cơng trình nghiên cứu về thái độ đối với nghề của GVMN. Vì thế nghiên cứu “Thái độ với nghề của giáo viên mầm

non các tỉnh Tây Nguyên” sẽ là một đóng góp rất lớn trong hệ thống các nghiên cứu

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ VỚI NGHỀ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (Trang 32 - 34)