Quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 26 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý mua sắm tài sản công

1.2.4.Quản lý tài sản công

1.2.4.1. Nguyên tắc quản lý tài sản công

Mục tiêu của việc quản lý TSC là tạo ra quá trình hình thành, sử dụng TSC hợp lý, đạt đƣợc những hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Muốn đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, việc quản lý TSC phải tuân theo một số nguyên tắc nhƣ:

- Nguyên tắc tập trung thống nhất:

TSC phải đƣợc quản lý một cách tập trung và thống nhất theo những quy định do Nhà nƣớc ban hành. Nhà nƣớc phân cấp quản lý TSC với mục tiêu phân công trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ cho các cấp nhƣng vẫn chấp hành quy định luật pháp thống nhất do Nhà nƣớc ban hành. Ở đây việc phân cấp quản lý TSC không phải là việc phân chia tài nguyên của đất nƣớc cũng

nhƣ tài sản quốc gia. Nhà nƣớc giao cho các đơn vị quyền quản lý và sử dụng TSC để cho các đơn vị thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. Việc chiếm dụng TSC cho việc tƣ đƣợc coi là vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Nhà nƣớc.

- Quản lý theo kế hoạch:

Quản lý TSC đều dựa trên cơ sở là kế hoạch đã đƣợc lập. Điều này nghĩa là mọi khâu từ hình thành, khai thác đến sử dụng tài sản đều tuân theo kế hoạch đã đƣợc lập. Việc quản lý TSC theo kế hoạch đảm bảo cho quá trình khai thác và sử dụng TSC phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của đất nƣớc. Điều này dẫn đến sự cân đối và hài hòa đối với công tác quản lý TSC.

Quản lý TSC theo kế hoạch còn giúp cho các đơn vị có sự chủ động trong sử dụng TSC, nâng cao hiệu quả, sự hợp lý, tránh việc tùy tiện, tự do trong hình thành, khai thác, sử dụng TSC.

- Nguyên tắc tiết kiệm:

Việc quản lý TSC nhằm đảm bảo TSC đƣợc sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Tiết kiệm ở đây có thể hiểu theo hai nội dung khác nhau. Thứ nhất là đảm bảo sự hợp lý của việc hình thành, khai thác và sử dụng TSC. Ngoài ra tiết kiệm cũng đƣợc thể hiện ở sự hiệu quả của TSC.

1.2.4.2. Công cụ quản lý tài sản công

Trên thực tế thƣờng sử dụng tổng hợp nhiều loại công cụ để quản lý TSC bao gồm: hành chính, tổ chức, pháp luật, kế toán, thống kê, công nghệ thông tin, tuyên truyền giáo dục. Trong đó những công cụ quản lý TSC chủ yếu bao gồm:

Một là, Nhà nƣớc thực hiện xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật trong quản lý TSC. Pháp luật do Nhà nƣớc quy định buộc mọi đơn vị, tổ chức sử dụng TSC và cơ quan quản lý nhà nƣớc phải chấp hành. Các chế độ, chính sách về TSC là công cụ cần thiết và có vai trò không thể thiếu

đối với việc Nhà nƣớc thể hiện vai trò quản lý của mình đối với tài sản. Nó cũng là cơ sở xác định vị trí là chủ sở hữu của Nhà nƣớc đối với TSC.

Hai là, sử dụng hệ thống công cụ kinh tế nhằm quản lý TSC gồm: kế hoạch hóa, kế toán, thống kê, giá cả, định giá, tài chính, tín dụng, thuế… Trong các công cụ này thì công cụ tài chính, trong đó quan trọng nhất là ngân sách, kế toán, định giá và đánh giá lại tài sản có vai trò to lớn trong quá trình từ lúc hình thành đến sử dụng cũng nhƣ xử lý tài sản. Nó làm cho việc sử dụng TSC tiết kiệm, tránh lãng phí và nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng.

Ba là, Nhà nƣớc sử dụng các công cụ kiểm tra, kiểm soát trong quản lý TSC. Kiểm tra, kiểm soát là công cụ hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng TSC tuân thủ theo những quy định; đồng thời kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng TSC không đúng quy định của pháp luật, sử dụng lãng phí, gây ra thất thoát hoặc có hành vi tham ô TSC.

Bốn là, Nhà nƣớc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và mô hình vào quản lý, thống kê và đánh giá lại TSC. Bởi vì các cơ quan quản lý muốn quản lý đƣợc thì phải thống kê và nắm bắt đƣợc tình hình tài sản tại các cơ quan, đơn vị. Trong điều kiện hiện nay phƣơng pháp tốt nhất là áp dụng hệ thống phần mềm thống kê, quản lý và đánh giá các chủng loại tài sản.

1.2.4.3. Phân cấp quản lý tài sản công

Phân cấp quản lý TSC là quá trình phân chia cả về quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm cho các cấp quản lý, đồng thời đƣa ra các nguyên tắc về mối quan hệ giữa các cấp trong hệ thống quản lý TSC.

Vì TSC đƣợc phân bố ở khắp nơi trên lãnh thổ nên Nhà nƣớc không thể quản lý toàn bộ TSC trên toàn quốc. Do vậy Nhà nƣớc cần phân cấp về quản lý TSC cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng TSC.

Việc phân cấp quản lý TSC tuân theo các nguyên tắc cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, phù hợp với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức bộ

máy nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp việc phân cấp này không phù hợp sẽ dễ dẫn đến việc thiếu đi sự đồng bộ trong quá trình phân bổ các nguồn lực về tài sản cho các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phù hợp với phân cấp về quản lý NSNN. Nguyên nhân là do quản lý NSNN là quản lý nguồn lực bằng tiền, trong khi quản lý TSC là quản lý nguồn lực bằng hiện vật. Hai mặt này có mối quan hệ qua lại, hoán đổi lẫn nhau. Tiền thông qua tổ chức mua sắm, trang bị sẽ chuyển thành hiện vật. Ngƣợc lại thông qua việc bán, thanh lý tài sản sẽ chuyển thành tiền. Vì vậy hai mặt này cần đƣợc quản lý thống nhất, phù hợp với nhau. Điều này sẽ tạo ra sức mạnh tổng thể của quốc gia.

Thứ ba, phù hợp so với trình độ, năng lực quản lý của cấp đƣợc giao quản lý, sử dụng TSC. Trong trƣờng hợp đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng không đủ năng lực có thể dẫn đến việc vi phạm chế độ, chính sách trong quản lý TSC, sử dụng tài sản lãng phí, làm thất thoát TSC (Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa, 2017).

Phân cấp quản lý TSC bao gồm hai nội dung chính: Nội dung thứ nhất là phân cấp xây dựng cùng với ban hành các quy định trong quản lý TSC. Nội dung thứ hai là phân cấp về quản lý nhà nƣớc đối với TSC (quyền hạn, trách nhiệm quản lý TSC).

1.2.4.4. Nội dung quản lý tài sản công

- Quản lý quá trình hình thành tài sản:

Quá trình này gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm và thực hiện mua sắm.

Chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm tài sản đƣợc quyết định dựa vào một số yếu tố nhƣ:

Định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản và chế độ quản lý tài sản. Khả năng cũng nhƣ nhu cầu cần đầu tƣ, mua sắm của các đơn vị.

Khả năng bố trí vốn để thực hiện đầu tƣ, mua sắm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, việc thực hiện đầu tƣ phải tuân thủ những quy định, chính sách pháp luật trong đầu tƣ, xây dựng cùng với những quy định về mua sắm, trang bị TSC.

- Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản:

Việc khai thác và sử dụng TSC diễn ra rất phức tạp. Với mỗi loại tài sản khác nhau thì thời gian khai thác, sử dụng cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng loại. Việc quản lý quá trình này đƣợc thực hiện bởi các đơn vị đƣợc giao quản lý và sử dụng tài sản. Thời gian quản lý đƣợc tính từ lúc đơn vị sử dụng nhận bàn giao đến khi thanh lý hoặc tài sản đã hết hạn sử dụng.

- Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản:

Đa số TSC có thời hạn sử dụng ngắn, không phải là vĩnh viễn. Trong số đó có những loại tài sản khi hết hạn sẽ không còn giá trị sử dụng nữa. Cũng có những loại tài sản mặc dù đã kết thúc sử dụng hoặc hết hạn nhƣng nó vẫn còn giá trị sử dụng nhƣ nhà cửa, đất đai… Vì vậy, quản lý các loại tài sản này sau khi kết thúc sử dụng vẫn cần phải tổ chức chặt chẽ nhằm tránh việc lãng phí cũng nhƣ thất thoát. Đến khi kết thúc việc sử dụng, TSC cần đƣợc thực hiện kiểm kê, đánh giá, xác định giá trị còn lại, lên phƣơng án và tổ chức xử lý theo quy định.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản công:

Mục đích của hoạt động thanh, kiểm tra việc thực hiện tổ chức quản lý và sử dụng TSC nhằm:

Duy trì, bảo đảm công tác quản lý, sử dụng tài sản theo chính sách, chế độ; ngăn chặn tất cả các việc làm vi phạm chế độ, chính sách, vi phạm các tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

Phát hiện các sơ hở, bất hợp lý của chế độ, chính sách quản lý, từ đó sửa đổi cho phù hợp.

Kiểm tra, thanh tra để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng trong quản lý, sử dụng TSC.

Thanh, kiểm tra có thể diễn ra thƣờng xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu từ các cấp. Có thể triển khai đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản của một hoặc một số đơn vị hoặc kiểm tra theo chuyên đề cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 26 - 31)