Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

Trong khi tình hình thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu công trở thành yêu cầu cấp thiết, phƣơng thức mua sắm tập trung trong quản lý mua sắm TSC đƣợc triển khai chính thức một cách đồng bộ có thể xem là một trong các giải pháp hiệu quả để tiết kiệm cho NSNN và ngăn chặn tham nhũng, lãng phí.

Trong tình hình kinh tế hiện nay có nhiều khó khăn, mà một trong hệ quả là vấn đề nợ công đang ngày một trở nên nghiêm trọng, có thể gây ra ảnh hƣởng cho sự ổn định về mặt chính trị cũng nhƣ phát triển nền kinh tế. Vì vậy việc tiết kiệm trong mua sắm công luôn đƣợc các nƣớc quan tâm vì đây là lĩnh vực dễ thất thoát, lãng phí.

Để khắc phục các hạn chế đối với kiểm soát TSC, mua sắm công cần ban hành quy định mua sắm TSC, cũng nhƣ áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Mô hình đơn vị mua sắm TSC ở nƣớc ta gồm 3 cấp là Trung ƣơng, cấp Bộ ngành và địa phƣơng. Theo mô hình này, đơn vị mua sắm tập trung quốc gia tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập không vì mục tiêu lợi nhuận. BTC sẽ hƣớng dẫn các đơn vị hình thành các đơn vị mua sắm cũng

nhƣ hƣớng dẫn quy trình mua sắm TSC theo phƣơng thức mua sắm đã đƣợc quy định đồng thời kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công trên phạm vi toàn quốc.

Xuất phát từ các yêu cầu cũng nhƣ mục tiêu quản lý nêu trên, kiến nghị Chính phủ một số nội dung nhƣ sau:

- Tham mƣu cho Quốc hội sửa đổi, ban hành các quy định pháp luật phù hợp với thực tế triển khai:

o Quy định thêm các phƣơng thức mua sắm để áp dụng phù hợp, hiệu quả hơn với từng nhóm hàng hóa khác nhau. Ngoài phƣơng thức mua sắm tập trung và mua sắm phân tán, có thể bổ sung thêm phƣơng thức mua sắm hợp nhất trong luật quản lý, sử dụng TSC.

o Quy định thêm các hình thức đấu thầu trong mua sắm công. Ngoài các hình thức đấu thầu đã quy định trong Luật Đấu thầu, có thể quy định thêm hình thức đàm phán giá. Đây là hình thức rất phù hợp với mua sắm những loại tài sản có tiêu chí kỹ thuật rõ ràng, giá cả đƣợc niêm yết công khai, thống nhất nhƣ ô tô.

- Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể về nội dung mua sắm TSC: Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế, chính sách mua sắm TSC áp dụng trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo phù hợp với phù hợp với pháp luật về đấu thầu.

Việc đơn vị thực hiện mua sắm và bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng đề nghị thay đổi theo xu hƣớng đơn vị mua sắm chủ yếu mang tính chất tƣ vấn, cung cấp thông tin về hàng hóa, các nhà cung cấp, ký hợp đồng khung để các đơn vị sử dụng tài sản ký hợp đồng trực tiếp, nhận tài sản và thanh toán cho nhà thầu, chủ động quản lý ngân sách mua sắm đƣợc giao.

Một số nội dung cụ thể hơn về chính sách mua sắm TSC có thể ban hành bổ sung nhƣ sau:

o Tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản:

Chính phủ sửa đổi và ban hành các định mức, tiêu chuẩn về trang bị, sử dụng tài sản một cách nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với thực tế triển khai.

o Danh mục tài sản mua sắm TSC:

Danh mục cần đƣợc xây dựng và điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Trong đó quy định những loại tài sản nằm trong danh mục mua sắm TSC và lộ trình mở rộng phù hợp. Có thể chia thành các giai đoạn nhƣ sau: i) Giai đoạn 2019-2020: Một số nhóm mặt hàng thiết yếu, sử dụng phổ biến trong các CQĐVC nhƣ ô tô, máy tính, máy in, máy photocopy; ii) Giai đoạn 2021-2025: Mở rộng ra tất cả các loại tài sản, hàng hóa mà các CQĐVC đều sử dụng; giai đoạn từ năm 2026: Áp dụng cho cả các doanh nghiệp nhà nƣớc.

o Quy trình mua sắm TSC:

Trong giai đoạn đầu vẫn áp dụng hai cách thức là ký hợp đồng khung và ký hợp đồng trực tiếp. Tƣơng lai sẽ chuyển dần sang chủ yếu sử dụng cách thức ký hợp đồng khung. Quy trình mua sắm TSC phải đầy đủ các bƣớc từ khi lập dự toán, kế hoạch mua sắm, đến tổ chức mua sắm, bàn giao tài sản và công tác bảo hành, bảo trì tài sản. Trong quy trình cần quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị liên quan phù hợp với pháp luật về đấu thầu cũng nhƣ quản lý, sử dụng TSC.

- Tổng điều tra tình hình mua sắm và sử dụng tài sản:

Chính phủ cần tổ chức tiến hành tổng điều tra lại toàn bộ tình hình mua sắm và sử dụng tài sản trong các CQĐVC để có định hƣớng và giải pháp phù hợp, ban hành những quy định cụ thể về mua sắm cũng nhƣ điều chuyển tài sản, bán và chuyển đổi sở hữu.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát:

tổ chức mua sắm và quản lý TSC. Để thực hiện việc này cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát phù hợp. Đồng thời với đó, một nội dung quan trọng phải thực hiện là việc nâng cao năng lực và đạo đức trong nghề của các cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra để hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Đƣa ra lộ trình áp dụng phù hợp với thực tế: mua sắm TSC cần có lộ trình cụ thể, lựa chọn phƣơng thức mua sắm phù hợp để đảm bảo hiệu quả cụ thể là mua sắm tập trung và phân tán: mua sắm tập trung thể hiện nhiều ƣu điểm, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao hơn nữa những ƣu điểm của phƣơng thức này. Việc áp dụng phƣơng thức mua sắm phân tán đã diễn ra trong thời gian dài, đã trở nên quen thuộc. Với tâm lý e ngại việc thay đổi này có ảnh hƣởng đến công tác tổ chức mua sắm vẫn diễn ra bình thƣờng hay không nên các đơn vị cũng chƣa thực sự tích cực, hƣởng ứng. Ngoài ra với năng lực hiện tại của các đơn vị mua sắm tài sản vẫn còn nhiều hạn chế, việc tổ chức mua sắm tài sản chƣa chắc đã tốt hơn so với mua sắm phân tán đang áp dụng. Nhằm giải quyết vấn đề này Chính phủ cần phải đƣa ra lộ trình áp dụng thích hợp, từng bƣớc hoàn thiện cả về cơ chế, chính sách và năng lực của đơn vị mua sắm tài sản.

4.3.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Đối với Bộ Tài chính:

o Sửa đổi, ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng phù hợp với thực tế:

Chủ động nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi và ban hành các định mức, tiêu chuẩn về trang bị, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn vị trong ngành tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với thực tế triển khai.

o Ban hành cơ chế, chính sách mua sắm TSC trong các đơn vị trực thuộc: Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách trong tổ chức thực hiện việc mua sắm TSC tại các đơn vị trực thuộc.Trong đó nêu rõ các đơn vị áp dụng hình thức này; danh mục tài sản; quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn cũng nhƣ quan hệ đối với các đơn vị mua sắm tài sản, đơn vị quản lý, sử dụng và các đơn vị liên quan trong mua sắm TSC.

o Hoàn thiện hệ thống thông tin, quản lý tài sản:

Cần hoàn thiện phần mềm về quản lý tài sản và kiện toàn công tác tổ chức quản lý thông tin đấu thầu, giá cả, chất lƣợng, thƣơng hiệu của các loại hàng hoá và đặc biệt là các hàng hoá thƣờng xuyên sử dụng trong các CQĐVC.

o Ban hành cơ chế, chế tài xử lý vi phạm:

Cần ban hành các quy định pháp lý trong đó quy định đối với công tác quản lý mua sắm TSC, quản lý và sử dụng TSC có hiệu quả tránh thất thoát, đối với các tài sản phải mua sắm bằng hình thức mua sắm tập trung thì phải thực hiện mua sắm tập trung nếu cố tình không tổ chức mua sắm tập trung các loại hàng hóa, tài sản theo quy định thì Tổng cục đƣợc phép tạm ngừng thanh toán đối với các khoản chi phí này. Đồng thời cũng phải có cơ chế, chế tài xử lý lãnh đạo, ngƣời đứng đầu các đơn vị không thực hiện theo quy định.

- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ:

Sớm ban hành các quy định, hƣớng dẫn, nâng cao năng lực của hệ thống đấu thầu quốc gia, đƣa ra lộ trình bắt buộc tổ chức thầu qua mạng đối với gói thầu quy mô lớn và các chế tài xử lý đối với các đơn vị vi phạm quy định. Từ đó nâng cao sự công khai và minh bạch trong tổ chức đấu thầu và tiết kiệm cho NSNN.

- Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng:

Thực tế nhu cầu mua sắm tài sản công của các đơn vị trực thuộc Tổng cục là rất lớn, do đó Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cho phép Tổng cục xây dựng và thực hiện đề án tăng cƣờng lực, hiện đại hóa trang thiết bị để phê

duyệt kế hoạch dài hạn trong việc mua sắm tài sản công, giúp Tổng cục chủ động lập tiến độ mua sắm trong giai đoạn 02 năm và 03 năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ, các cán bộ chuyên môn chuyên quản nắm bắt rõ tình hình quản lý và mua sắm tài sản công của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc Tổng cục để việc thẩm định, phê duyệt các bƣớc trong công tác mua sắm đƣợc thuận lợi và có các giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn, giúp Tổng cục trong công tác mua sắm; tăng cƣờng công tác giá sát để nhanh chóng phát hiện và giảm thiểu hạn chế, thiệt hại có thể xảy ra do các thiếu sót, vi phạm; định kỳ tổ chức các lớp tập huấn để các cán bộ có điều kiện đƣợc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.

Rà soát, ban hành các quy định, quy chế cụ thể để các đơn vị chủ trì thực hiện việc mua sắm tài sản công áp dụng đƣợc thuận lợi và Tổng cục có khung pháp lý rõ ràng cho công tác tổ chức, quản lý việc mua sắm tài sản công.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, việc hoàn thiệc công tác quản lý mua sắm tài sản công là một trong những yêu cầu quan trọng để góp phần mang lại một hệ thống hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển đối với các tổ chức, chủ thể kinh tế. Trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tính chất, sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập sâu, rộng đối với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nhà quản lý cần phải làm chủ đƣợc các quan hệ kinh tế của mình, vận dụng theo đúng mục đích và định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc.

Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đề tài “Quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam” đã đƣợc tác giả lựa chọn để nghiên cứu và phân tích. Đề tài đã tập trung giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về quản lý chi mua sắm tài sản công đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng trên cơ sở khung phân tích đã đƣợc xây dựng, phản ánh thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

- Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý mua sắm tài sản công trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Với lƣợng thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên tác giả chƣa thể đi sâu phân tích mọi khía cạnh trong việc áp dụng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Song tác giả hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn sẽ góp phần trong việc hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Tài chính, 2014. Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/9/2014 về việc

phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng CNTT, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính.

2.Bộ Tài chính, 2016. Quyết định số 2225/QĐ-BTC ngày 17/10/2016 quy định tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá mua dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ.

3.Chính phủ, 2007. Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung.

4.Chính phủ, 2014. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

5.Chính phủ, 2015. Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.

6.Chính phủ, 2016. Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 quy định việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung.

7.Phan Hữu Nghị, 2010. Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

8.Phạm Đắc Phong, 2002. Hoàn thiện cơ chế quản lý mua sắm tài sản

công tại đơn vị sự nghiệp, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.

9.Phạm Đình Cƣờng, 2013. Đổi mới cơ chế quản lý mua sắm TSC tại

đơn vị sự nghiệp công lập, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

10.Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Comment [U10]: Tài liệu cần thêm các sách, giáo trình và bài báo khoa học cập nhật. Hiện nay phần lớn là các thông tƣ và nghị định..

11.Trần Việt Phƣơng, 2017. Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn

vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

12.Quốc hội, 2008. Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

13.Quốc hội, 2013. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. 14.Quốc hội, 2013. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06

năm 2014.

15.Quốc hội, 2013. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 10/7/2015.

16.Quốc hội, 2017. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

17.Trần Đức Thắng, 2015. Mua sắm công ở Việt Nam - Thực trạng và giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)