Kinh nghiệm quản lý mua sắm tài sản công tại một số Tổng cục trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 41 - 46)

thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và bài học kinh nghiệm cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý mua sắm tài sản công tại một số Tổng cục trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.4.1.1. Kinh nghiệm tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Quản lý mua sắm tài sản công của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong những năm qua có nhiều bƣớc tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Đã thực hiện mua sắm một lƣợng lớn tài sản để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị mới thành lập và các đơn vị trƣớc kia trực thuộc Cục Địa chất và

Khoáng sản Việt Nam, công tác quản lý và sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao, đặc biệt một số tài sản mới mua sắm trong các năm 2016 đến 2018 có số lƣợng đáng kể và có công nghệ hiện đại, giúp các đơn vị trực thuộc Tổng cục có bƣớc chuyển đáng kể về năng lực tài sản trang thiết bị, có đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Hệ thống công cụ, quy định trong đấu thầu mua sắm tài sản công cho các đơn vị trực thuộc đƣợc xây dựng và đã đƣa vào áp dụng. Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu đƣợc xây dựng chặt chẽ, phù hợp với quy mô các gói thầu, nhờ đó các gói thầu tổ chức, thực hiện đƣợc thuận lợi, lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực và với giá trúng thầu canhjn tranh nhất, qua đấu thầu đã tiết kiệm đƣợc cho ngân sách nhà nƣớc.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính đƣợc tăng cƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán.

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật, quyết toán đúng thời gian các nhiệm vụ mua sắm tài sản công phục vụ công tác kê khai tài sản đúng quy định.

Tuy nhiên, quản lý mua sắm tài sản công ở Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng tồn tại một số hạn chế, yếu kém nhƣ sau:

- Việc lập dự toán mua sắm ở một số đơn vị trong Tổng cục vẫn còn ở mức kinh phí cao, gây khó khăn cho việc bố trí ngân sách thực hiện và công tác thẩm định kéo dài, do đó việc phê duyệt chậm hơn so với yêu cầu nhiệm vụ. Cá biệt còn có trƣờng hợp dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa phê duyệt xong nhiệm vụ mua sắm đã xin thay đổi, điều chỉnh.

- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế; một số dự án, nhiệm vụ còn bị Bộ nhắc nhở, đôn đốc trong thực hiện nộp báo cáo giám sát định kỳ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm tại Tổng cục Môi trường

Tổng cục Môi trƣờng là một trong những Tổng cục có bề dày kinh nghiệm nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Công tác quản lý nói chung và công tác quản lý mua sắm tài sản công nói riêng của Tổng cục Môi trƣờng đã đi vào nề nếp, bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán. Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Môi trƣờng thƣờng xuyên thực hiện công tác giám sát kiểm tra, kịp thời xử lý các tình huống trong công tác thực hiện mua sắm tài sản công nên không có trƣờng hợp mua sắm sai, vƣợt chế độ, định mức và không có vi phạm nghiêm trọng trong mua sắm tài sản công. 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trƣởng các đơn vị trong việc đề xuất nội dung mua sắm với nhiệm vụ chuyên môn, do đó việc mua sắm đáp ứng kịp thời yêu cầu sử dụng, thiết bị tài sản mua sắm thực sự cần thiết, đƣợc đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao, không gây lãng phí ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc công khai trong mua sắm tài sản công.

Tuy nhiên công tác quản lý mua sắm tài sản công của Tổng cục Môi trƣờng cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế đó là về hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện lập kế hoạch mua sắm tài sản là các thiết bị đo đạc, phân tích môi trƣờng bằng các công nghệ mới, tiên tiến để đáp ứng yêu cầu của việc kiểm soát và bảo vệ môi trƣờng trong tình hình mới, khi mà các hình thức vi phạm công tác bảo vệ môi trƣờng rất phức tạp và nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện mua sắm tài sản công là các thiết bị trên phải đáp ứng đƣợc tính cấp thiết của các nhiệm vụ phát sinh và việc bố trí kinh phí phải kịp thời, đúng nguồn, đúng quy định.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý mua sắm tài sản công của một số Tổng cục, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam:

- Tổng cục cần tập trung, quan tâm đến công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản công để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng tài sản của các đơn vị và phù hợp, bám sát kế hoạch ngân sách dành cho mua sắm tài sản công của Bộ, có tính khả thi cao và kịp thời so với yêu cầu sử dụng tài sản, tránh tình trạng phải bổ sung, điều chỉnh làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Hiện nay, các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công đã rất cụ thể trong các Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác, bao gồm cả các quy chế của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Với tính chất quan trọng của việc mua sắm tài sản công, nhất thiết thực hiện việc MSTSC phải tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy trình từ khâu lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện mua sắm và công tác báo cáo, công khai, thanh tra, kiểm tra.

- Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá tình hình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản, đồng thời rà soát, đề xuất danh mục các thiết bị chuyên dùng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để ban hành các văn bản cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất kế hoạch mua sắm phù hợp với thực tiễn.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình mua sắm tài sản công, nhất là ở công tác tổ chức đấu thầu thực hiện mua sắm tài sản.

- Cần báo cáo kịp thời về Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ những vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những bất cập, hạn chế của các quy định gặp phải trong quá trình thực hiện nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Nhƣ vậy, sau khi nghiên cứu một số công trình nghiên cứu liên quan và tham khảo bài học kinh nghiệm của một số Tổng cục về quản lý mua sắm tài sản công, học viên có thể đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Các đề tài, công trình nghiên cứu trƣớc đây về hoạt động quản lý mua sắm tài sản công đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn

tồn tại các khoảng trống nghiên cứu đối với công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục nhƣ: chƣa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý mua sắm tài sản công cũng nhƣ chƣa nghiên cứu chuyên sâu về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

- Việc tổng kết kinh nghiệm của một số Tổng cục trong công tác quản lý mua sắm tài sản công, có thể đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhƣ: việc lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm cần kịp thời; việc tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công và về lựa chọn nhà thầu; công tác kiểm tra cần đƣợc coi trọng, cần báo cáo tình hình thực hiện việc mua sắm thƣờng xuyên đối với cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 41 - 46)