Các phƣơng pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin

Từ thông tin thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Thống kê mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động quản lý mua sắm tài sản công đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ ...

Phƣơng pháp này dùng để hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tƣợng theo thời gian. Tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích. Sau khi số liệu đƣợc tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân... để chúng ta thấy đƣợc sự phát triển của sự vật hiện tƣợng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra đƣợc vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu tác giả sẽ thống kê số liệu về tài sản tại các đơn vị dự toán trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong các năm từ 2016 đến năm 2018.

* Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh cũng là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn.

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng khá triệt để trong Chƣơng 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản

Comment [U6]: Cần cụ thể hơn là sử dụng các công cụ gì?

công đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả dự án chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phƣơng pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động quản lý chi đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh kết quả đạt đƣợc của các đầu ra so với kế hoạch cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn trong các năm tiếp theo.

Tác giả so sánh, đánh giá theo số tuyệt đối, theo số tƣơng đối, theo chiều ngang, chiều dọc giữa các năm và trong cùng một năm để đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

* Phương pháp phân tích tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp là phƣơng pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của việc thu thập dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và kết quả thống kê so sánh. Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thế chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn. Đặc biệt ở chƣơng 3, tác giả dành 1 phần lớn để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Tác giả cho rằng việc phân tích thực trạng này là cơ sở để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những thành công cũng nhƣ hạn chế trong quá trình quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

* Phương pháp hệ thống hóa

Ngoài ra, tác giả sử dụng phƣơng pháp hệ thống hóa. Hệ thống hóa là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải hệ thống hóa lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Tác giả hệ thống hóa các lý thuyết liên quan về quản lý mua sắm tài sản công. Thu thập thông tin về thực tế công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Tác giả thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài từ các báo cáo, mô hình hoạt động, các quy chế, … kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu trực tiếp công tác mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Qua các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)