CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.5. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong thực hiện mua sắm tài sản
Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách để các đơn vị trong tại Tổng cục có thể phối hợp, cùng theo dõi giám sát nhiệm vụ mua sắm tài sản công trong quá trình phối hợp triển khai thực hiện. Đặc biệt trong quản lý mua sắm TSC càng phải cần sự phối hợp chặt chẽ nhƣng cũng phải linh hoạt để không những giải quyết đƣợc những hạn chế đã chỉ ra mà còn phòng tránh những vi phạm trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, tài sản. Hơn nữa những vi phạm này ngày càng tinh vi, có tính hệ thống, quan hệ đan xen lẫn nhau, có thể dẫn đến những thiệt hại, lãng phí lớn cho NSNN trong khâu mua sắm tài sản, hàng hóa. Quy chế phối hợp này đầy đủ cho các bƣớc trong hoạt động mua sắm tài sản và thể hiện rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị.
Đối với các hạn chế đã xảy ra liên quan đến việc bàn giao tài sản và việc bảo hành, bảo trì, hoàn toàn giải quyết đƣợc khi các đơn vị sử dụng tài sản và đơn vị chủ trì thực hiện việc mua sắm phối hợp chặt chẽ, phân tích kỹ các công việc cần thiết ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm và tổ chức triển khai các thủ tục mua sắm chặt chẽ, đúng quy trình, đúng pháp luật, không châm chƣớc, không nợ thủ tục pháp lý.
Tổng cục cũng chỉ đạo đơn vị tham mƣu theo chức năng nhiệm vụ là Vụ Kế hoạch – Tài chính) tiến hành việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình mua sắm, bàn giao, bảo hành, bảo trì tài sản. Đồng thời kiên quyết áp dụng hình thức mua sắm tập trung cho các loại tài sản trong danh mục bắt buộc áp dụng. Ngoài ra, sẽ xử lý kỷ luật và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý với những vi phạm của đơn vị trong mua sắm tài sản công. Cần công khai và minh bạch các thông tin trong quá trình tổ chức mua sắm công, chú trọng quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Phổ biến, tăng cƣờng công tác áp dụng để Luật đi vào thƣc tế công tác quản lý mua sắm công, trong đó quy định, kiến nghị nhiệm vụ cụ thể cho việc phối hợp thực hiện của những đơn vị có liên quan (đơn vị giám sát của Tổng cục, cơ quan cấp trên là Vụ Kế hoạch – Tài chính và Thanh tra Bộ). Tuy nhiên, phải có cơ chế để các đơn vị này giám sát lẫn nhau, đặc biệt cần một cơ chế để việc phối hợp linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả giữa các đơn vị trong quản lý mua sắm TSC bởi những tiêu cực trong thực hiện mua sắm công thƣờng mang tính chất hệ thống, đan xen lẫn nhau...