Tổ chức triển khai mua sắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 61 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và

3.2.2. Tổ chức triển khai mua sắm

3.2.2.1. Quy trình triển khai mua sắm - Đấu thầu mua sắm:

Căn cứ vào kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức đấu thầu sử dụng các hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp cho các gói thầu mua sắm TSC theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Bƣớc 2: Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu, Tổ thẩm định đấu thầu. Bƣớc 3: Xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bƣớc 4: Thông báo mời thầu trên báo, trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Bƣớc 5: Tổ chức phát hành, nhận hồ sơ theo quy định. Bƣớc 6: Tổ chức mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu Bƣớc 7: Thẩm định và trình duyệt kết quả đấu thầu. Bƣớc 8: Ký hợp đồng và triển khai thực hiện hợp đồng.

Các bƣớc trên đều đã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại các Luật, Nghị định, Thông tƣ về đầu tƣ và đấu thầu. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Tổng cục cũng có những quy định chi tiết tại các Quy chế quản lý tài chính, tài sản. Trong những năm qua, việc thực hiện đấu thầu của Tổng cục tuân thủ đúng các quy định hiện hành. Các gói thầu thu hút đƣợc nhiều nhà thầu tham dự, các Quyết định phê duyệt trong quá trình đấu thầu đều đảm bảo đúng quy trình, đúng thực tế, không xảy ra khiếu nại khiếu kiện trong đấu thầu, các hợp đồng triển khai thực hiện không xảy ra tranh chấp và đều đƣợc triển khai thực hiện hoàn thành, tiến độ cung cấp hàng hóa cơ bản kịp thời yêu cầu sử dụng, góp phần giúp các đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao.

Đối với các hình thức mua sắm còn lại (chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức triển khai đúng những quy định hiện hành.

- Bàn giao tài sản:

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện hình thức ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu trúng thầu. Có hai cách bàn giao tài sản, hàng hóa, đó là nhà thầu trực tiếp bàn giao hàng hóa tại đơn vị sử dụng hoặc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhận từ nhà thầu trúng thầu sau đó tổ chức bàn giao đến từng đơn vị sử dụng theo kế hoạch.

- Bảo hành, bảo trì:

Khi tài sản, hàng hóa xảy ra sự cố hay hỏng hóc, nhà thầu phải thực hiện bảo hành, sửa chữa hàng hóa theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký giữa hai bên. Các đơn vị sử dụng có thể trực tiếp liên hệ tới đầu mối tiếp nhận thông tin bảo hành của nhà thầu hoặc liên hệ thông qua Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

3.2.2.2. Thực trạng triển khai mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

* Đấu thầu mua sắm tài sản:

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức đấu thầu bằng rất nhiều hình thức nhƣ: đấu thầu rộng rãi, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.

Bảng 2.4: Các hình thức đấu thầu mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

TT Chỉ tiêu

2014 2015 2016 2017 2018

Giá trị (triệu

đồng) Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng)

Giá trị (triệu đồng)

Giá trị (triệu đồng)

I Hình thức đấu thầu

1 Đấu thầu rộng rãi 45.692 28.386 36.434 25.695 28.250

2 Chỉ định thầu 3.992 1.790 1.641 1.943 3.673

3 Mua sắm trực tiếp 16 6.961 1.721 46 13

4 Chào hàng cạnh tranh 1.426 1.515 1.249 1.637 1.222

Tổng I 51.126 38.652 41.045 29.321 33.158 II Tỷ trọng của các hình thức trong tổng giá trị mua sắm

1 Đấu thầu rộng rãi 89.37% 73,44% 88,77% 87,63% 85,19%

2 Chỉ định thầu 7,8% 4,63% 3.99 % 6,63% 11,08%

3 Mua sắm trực tiếp 0,03% 18,01% 4,19% 0,16% 0,03%

Hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu. Vì đối tƣợng mua sắm tại các đơn vị này có giá trị nhỏ, danh mục mua sắm thƣờng là văn phòng phẩm, công cụ giá trị nhỏ… nên đƣợc phép áp dụng các hình thức mua sắm trên vừa đơn giản và nhanh chóng lựa chọn đƣợc nhà thầu thực hiện.

Đối với các danh mục hàng hóa đƣợc thực hiện tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì đa số dùng hình thức đấu thấu rộng rãi. Vì những loại tài sản trong danh mục mua sắm TSC thƣờng có giá trị mua sắm rất lớn và số lƣợng nhiều, đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật nên áp dụng đấu thầu rộng rãi để nhiều nhà thầu có thể tham dự từ đó chọn đƣợc nhà thầu có phƣơng án chào thầu tốt nhất.

Tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, giá trị mua sắm sử dụng đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ trọng trung bình 85%, các hình thức còn lại chiếm 15% trong tổng giá trị mua sắm

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng giá trị mua sắm của các hình thức đấu thầu trong tổng giá trị tài sản mua sắm

Một số gói thầu đấu thầu rộng rãi đã thực hiện trong các năm qua nhƣ sau: - Gói thầu Mua sắm ô tô của 03 Cục thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện năm 2014;

- Gói thầu Mua sắm máy chủ, thiết bị mạng, phần mềm của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, thực hiện năm 2014;

- Gói thầu Mua sắm thiết bị đo địa vật lý thuộc Dự án “Mua sắm thiết bị phục vụ điều tra, khảo sát địa vật lý từ 30m đến 100m nƣớc khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau”, thực hiện năm 2014, năm 2015;

- Gói thầu Mua sắm thiết bị chuyên dùng cho một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện năm 2016;

- Gói thầu Mua sắm thiết bị máy tính năm 2017, thực hiện năm 2017. Các gói thầu trên đều đƣợc đăng tải thông tin mời thầu tuân thủ quy đinh, thu hút đƣợc nhiều nhà thầu tham gia, tính cạnh tranh trong đấu thầu cao. Việc đánh giá hồ sơ mời thầu cẩn thận, kỹ càng theo đúng tiêu chí trong hồ sơ mời thầu đƣợc duyệt. Kết quả lựa chọn nhà thầu đƣợc gửi cho tất cả các nhà thầu tham dự và tất cả các gói thầu đều không có phản ánh không đồng tình về kết quả từ các nhà thầu tham dự.

Đối với gói thầu Mua sắm thiết bị máy tính năm 2017, hàng hóa mua sắm là các thiết bị thông dụng, có nhiều nhà cung cấp, có nhiều hãng sản xuất và có sẵn trên thị trƣờng. Khi mở thầu, gói thầu có tới 09 nhà thầu tham dự và đã lựa chọn đƣợc nhà thầu xếp thứ nhất do có điểm kỹ thuật cao nhất, có cam kết tất cả các thiết bị, linh kiện đƣợc sản xuất trong năm 2017 và có giá thấp nhất. Thời gian thực hiện thực tế của gói thầu chỉ có 10 ngày vì thiết bị có sẵn (trên thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc duyệt là 02 tháng). Trong đó, thời gian thực hiện đấu thầu là hơn 02 tháng theo đúng quy định của Luật Đấu thầu (quy trình tổ chức đấu thầu rộng rãi phức tạp, ngoài các thời gian để thực hiện thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, còn có thời gian cho việc đăng tải thông tin

và bán hồ sơ thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Đối với thiết bị là máy tính đã có sẵn trên thị trƣờng đã rút ngắn đƣợc thời gian thực hiện nên không xảy ra việc chậm trang bị tài sản cho các đơn vị. Tuy nhiên, với gói thầu Mua sắm thiết bị chuyên dùng cho một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện năm 2016 đối với một loại thiết bị chuyên dùng là Máy đo lƣu tốc dòng chảy do là hàng hóa đặc thù, sau khi ký hợp đồng nhà thầu phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài để cung cấp, thực hiện hợp đồng, mặc dù việc cung cấp không bị chậm tiến độ song do tốn nhiều thời gian thực hiện đấu thầu nhƣ trên nên thiết bị đƣợc bàn giao cho đơn vị sử dụng chƣa kịp thời, gây ảnh hƣởng đến hoạt động khảo sát thực địa của các đơn vị.

Đối với gói thầu Mua sắm máy tính phục vụ đo địa vật lý thuộc Dự án “Mua sắm thiết bị phục vụ điều tra, khảo sát địa vật lý từ 30m đến 100m nƣớc khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau”, thời điểm mở thầu năm 2014 có 04 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trên tổng số 07 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu. Nguyên nhân là do hàng hóa mua sắm có tính chất đặc thù, nên 03 nhà thầu sau khi mua hồ sơ mời thầu, nghiên cứu thấy không đáp ứng khả năng thực hiện nên đã không tham gia tiếp. Trong các hồ sơ dự thầu, có 02 hồ sơ dự thầu đáp ứng tất cả các tiêu chí về năng lực kinh nghiệm và đƣợc đánh giá đạt yêu cầu về kỹ thuật. Khi đánh giá về mặt tài chính, các hồ sơ dự thầu đều chào giá rất chi tiết từ đơn giá thiết bị, thuế phí các loại và các chi phí thử nghiệm, đào tạo chuyển giao công nghệ kèm theo. Chính việc đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu trúng thầu kỹ càng, tuân thủ đúng các quy định nên Tổng cục đã phê duyệt đƣợc nhà thầu trúng thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Đây là gói thầu phức tạp, thiết bị đặc thù, công nghệ cao. Ngay từ việc nhà thầu đặt hàng hãng sản xuất đã có sự tham gia của đơn vị sử dụng. Nhà thầu cũng đã tổ chức tốt các đợt học chuyển giao công nghệ cả ở Hãng sản xuất tại nƣớc ngoài lẫn ở trong nƣớc từ trƣớc khi thiết bị đƣợc nhập khẩu, giúp cho các cán bộ đảm bảo

kiến thức tiếp thu việc nắm bắt kỹ năng vận hành khi thử nghiệm thiết bị. Nhờ đó, việc triển khai thực hiện gói thầu có nhiều khó khăn nhƣng Tổng cục đã khắc phục đƣợc, hoàn thành việc mua sắm, giúp cho đơn vị đƣợc trang bị những thiết bị chuyên dùng hiện đại, phục vụ việc điều tra khảo sát ngoài biển, góp phần giúp các đơn vị và Tổng cục hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Theo quy định của Luật Đấu thầu, quy trình tổ chức đấu thầu rộng rãi phức tạp, thời gian tổ chức đấu thầu thƣờng kéo dài (tại chƣơng II, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy trình đấu thầu rộng rãi bao gồm rất nhiều bƣớc điều này khiến cho quy trình tổ chức đấu thầu phức tạp, thƣờng một gói thầu mua sắm thiết bị CNTT tại Tổng cục thời gian tính từ lúc kế hoạch mua sắm hàng hóa, tài sản đƣợc phê duyệt đến lúc đơn vị sử dụng tài sản đƣợc bàn giao sẽ kéo dài từ 6-8 tháng. Nếu không lựa chọn đƣợc nhà thầu trúng thầu thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Điều này dẫn đến việc trang bị tài sản cho các đơn vị đôi khi chƣa kịp thời, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của các đơn vị, không kịp thực hiện thanh quyết toán trong năm dẫn đến phải chuyển hoặc hủy dự toán.

- Tiết kiệm cho NSNN:

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi NSNN trong quản lý MS TSC

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Giá dự toán MS TSC (1) Giá hợp đồng MS TSC(2) Chênh lệch (1) - (2) Tỷ lệ tiết kiệm so với giá dự toán

2014 50.406 45.692 4.714 7,7% 2015 33.699 30.554 3.145 8,2% 2016 29.515 26.187 3.328 8,0% 2017 18.051 15.947 2.104 7,6% 2018 14.950 12.574 2.376 7,8% Tổng 146.621 130.954 15.667

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Vụ Kế hoạch – Tài chính)

Từ số liệu tổng hợp nêu trên, số tiết kiệm chi cho NSNN khi mua sắm TSC trong những năm qua là 15.667 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm đƣợc cho NSNN bằng việc quản lý mua sắm tài sản hiệu quả.

Năm 2014, số tiền tiết kiệm cho NSNN đạt hơn 4 tỷ đồng. Đến năm 2015-2016 con số này đạt đƣợc ở mức trên 3 tỷ đồng và đến năm 2017-2018 số tiền tiết kiệm cho NSNN ở mức trên 2 tỷ đổng mỗi năm. Năm 2013, giá trị dự toán mua sắm TSC trong tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam lớn hơn nhiều so với những năm tiếp theo, trong đó phần thiết bị CNTT chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân ở đây là do trong năm 2014 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam bắt đầu giai đoạn tập trung đầu tƣ mua sắm trang bị các hệ thống CNTT cho các đơn trực thuộc với số lƣợng và giá trị lớn. Trong những năm tiếp theo, số dự toán mua sắm thiết bị CNTT giảm dần do thiết bị đã đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ từ những năm trƣớc. Vì vậy số tiền tiết kiệm đƣợc cho NSNN cũng giảm dần theo số dự toán mua sắm TSC đƣợc giao.

Tỷ lệ tiết kiệm so với giá dự toán qua các năm đạt ở mức 7,6% đến 8,2%. Với cùng một quy trình tổ chức mua sắm, tỷ lệ tiết kiệm thay đổi qua các năm do phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa mua sắm, số lƣợng nhà cung cấp trên thị trƣờng, hãng cung cấp… Đối với những loại hàng hóa phổ biến trên thị trƣờng nhƣ máy tính, máy photocopy…), số lƣợng nhà thầu tham gia nhiều dẫn đến giá chào thầu sẽ cạnh tranh hơn làm cho tỷ lệ tiết kiệm NSNN tăng lên. Với những loại hàng hóa đặc thù nhƣ ô tô, thông thƣờng tỷ lệ tiết kiệm không lớn do giá bán đã đƣợc niêm yết công khai.

Tỷ lệ tiết kiệm trung bình qua các năm khoảng 8%, tỷ lệ tiết kiệm NSNN đã thể hiện một cách rõ ràng ƣu điểm khi sử dụng các phƣơng thức mua sắm phù hợp trong quá trình quản lý mua sắm TSC của Tổng cục.

- Chất lượng danh mục tài sản mua sắm:

Với những loại tài sản nằm trong danh mục mua sắm TSC, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức mua sắm và cấp bằng hiện vật cho các đơn

vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc cũng thực hiện mua sắm đối với những tài sản có trong danh mục theo phân cấp. Đối với những loại tài sản mua sắm khác, các đơn vị tự tổ chức mua sắm theo quy định.

Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng giá trị tài sản

mua sắm 51.126 38.625 41.045 29.321 33.158

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Vụ Kế hoạch – Tài chính)

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, trung bình mỗi năm tổng giá trị tài sản thực hiện mua sắm tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khoảng hơn 40 tỷ đồng là tƣơng đối lớn, trung bình chiếm khoảng 90% tổng giá trị mua sắm qua các năm. Nguyên nhân ở đây là do các tài sản trong danh mục mua sắm TSC thƣờng có giá trị rất lớn so với các loại tài sản còn lại nhƣ ô tô, thiết bị CNTT… Trong năm 2017, 2018 tỷ trọng này có giảm so với những năm trƣớc. Nguyên nhân ở đây do từ năm 2017 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam không tổ chức mua sắm ô tô theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tạm dừng mua sắm xe ô tô để thực hiện rà soát, điều chuyển giữa các đơn vị.

Theo bảng 2.3 có thể thấy danh mục tài sản mua sắm tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng rất đa dạng, đã bao gồm hầu hết những loại tài sản đáp ứng cơ bản yêu cầu của các đơn vị.

Tại bảng 2.4 các hình thức đấu thầu mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ yếu sử dụng 04 hình thức: Đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh.

Tất cả các thiết bị thuộc danh mục tài sản mua sắm đƣợc duyệt trong kế hoạch mua sắm hàng năm của Tổng cục, cùng với các thiết bị mua sắm thuộc

các dự án đầu tƣ, Tổng cục đều tổ chức thực hiện theo các hình thức đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)