Kiện toàn mô hình đơn vị mua sắm tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Kiện toàn mô hình đơn vị mua sắm tài sản công

Việc giao chủ trì thực hiện hiện nay cho các đơn vị mua sắm căn cứ vào nội dung mua sắm (mua sắm cho đơn vị hoặc do việc mua sắm phù hợp với năng lực của đơn vị) có những hạn chế nhƣ đã chỉ ra, nhận thấy với dự kiến khối lƣợng mua sắm trong các năm tiếp theo là tƣơng đối lớn và tầm

quan trọng của các tài sản, trang thiết bị đối với hoạt động của đơn vị, Tổng cục cần thiết phải kiện toàn tổ chức về mô hình đơn vị thực hiện mua sắm bằng cách xây dựng một tổ chức chuyên trách thực hiện việc mua sắm, đảm bảo quy định của Chính phủ, BTC và Bộ TNMT và nâng cao chất lƣợng quản lý mua sắm tài sản công.

Một trong những mô hình đơn vị thực hiện mua sắm tập trung có thể áp dụng là thành lập Trung tâm mua sắm công tập trung. Mô hình hoạt động của trung tâm có thể đƣợc xây dựng nhƣ sau:

- Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị; - Chức năng, nhiệm vụ:

o Thực hiện mua sắm tập trung TSC đối với các loại tài sản nằm trong danh mục tài sản mua sắm tập trung của đơn vị theo đúng chế độ và quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc đơn vị.

o Tổng hợp nhu cầu mua sắm, tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, tài sản bao gồm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tiến hành lựa chọn nhà thầu).

o Thực hiện cách thức ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đƣợc lựa chọn.

o Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản trong trƣờng hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp.

o Thực hiện các chế độ công khai thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của pháp luật.

Việc hoạt động theo mô hình một Trung tâm mua sắm công tập trung giúp cho công tác quản lý mua sắm tài sản chuyên nghiệp hơn. Hoạt động của Trung tâm này đảm bảo phù hợp với quy định trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đấu thầu và các văn bản khác liên quan để trang bị tài sản cho các CQĐVC nhanh chóng, thuận tiện, với giá thành cạnh tranh nhất, phù hợp các yêu cầu của đơn vị sử dụng, tiết kiệm NSNN.

Với nhiệm vụ chủ yếu là các dịch vụ tƣ vấn trong các bƣớc triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản công, Trung tâm mua sắm công tập trung không khuyến khích hình thức “mua hộ” này mà hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp những thông tin về hàng hóa cũng nhƣ thông tin của các nhà cung cấp, hợp đồng khung để các đơn vị trong hệ thống đơn vị có nhu cầu trang bị căn cứ vào đó chủ động đề xuất nhu cầu, kế hoạch mua sắm hàng hóa, tài sản với giá thành cạnh tranh nhất, chất lƣợng tốt nhất. Việc xây dựng Trung tâm mua sắm tập trung sẽ giúp đơn vị:

(i) Dễ dàng trong kiểm soát, kiểm tra quá trình mua sắm vì tất cả các thông tin về số lƣợng hàng hóa, từng đơn vị sử dụng, số tiền đã chi tiêu đều đƣợc thể hiện một cách chi tiết thông qua việc quản lý mua sắm của cơ quan mua sắm tài sản này;

ii) Điều hòa việc mua sắm công trong phạm vi cả hệ thống. Ngoài ra, khi Trung tâm mua sắm công tập trung triển khai mua sắm TSC theo các phƣơng pháp phù hợp thì sẽ chủ động thƣơng lƣợng với nhà cung cấp vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu mua sắm hàng hóa, tài sản với giá tốt nhất, chất lƣợng tốt nhất; tiết kiệm chi NSNN; góp phần thực hiện một số mục tiêu và chính sách khác của Nhà nƣớc nhƣ: tạo việc làm cho ngƣời dân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất, bảo vệ thị trƣờng cạnh tranh, mang lại nhiều lợi ích cho cả xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)