Các phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 46 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Các phƣơng pháp thu thập thông tin

Tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn. Đây là phƣơng pháp phổ biến để thực hiện việc đánh giá ban đầu, thu thập số liệu thông qua các báo cáo, niêm giám thống kê, các bài nghiên cứu khoa học. Tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu có sẵn ngay trong cơ quan mình và các nguồn từ bên ngoài, thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát. Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ các báo cáo, các quy chế, quy trình, kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đơn vị thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Thông tin có thể dƣới dạng giấy tờ hoặc dạng số hóa về các vấn đề và các lĩnh vực liên quan.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… Tác giả sƣu tầm, hệ thống hóa, kế thừa các công trình nghiên cứu của tác giả khác về quản lý mua sắm tài sản công đối với các đơn vị dự toán.

Các kênh thu thập: Qua thƣ viện, qua các bài báo chuyên ngành của các tác giả trong và ngoài nƣớc; qua các luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu trƣớc đây có liên quan. Thu thập các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý chi trong hệ thống NSNN để nắm bắt đƣợc tình hình tổng quan các vấn đề nghiên cứu, có đƣợc nhƣng cách nhìn đa chiều cũng nhƣ hƣớng nghiên cứu cho luận văn của tác giả đƣợc tốt hơn. Khái quát các công trình nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập và sử dụng trích lƣợc trong luận văn đƣợc trình bày tại phần Tổng quan tình hình nghiên cứu trong Chƣơng 1.

Thông qua tổng quan tài liệu, tác giả tìm ra các khoảng trống nghiên cứu để xác định rõ mục đích nghiên cứu, kết quả của hoạt động nghiên cứu.

Luận văn xác định tìm kiếm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công đối với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tức là xác định kết quả luận văn có cơ hội ứng dụng trên thực tiễn.

Cụ thể hơn thì tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các đơn vị dự toán, các văn bản quy định của nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, các quy chế của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng,… để so sánh, phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng công tác quản lý chi ngân sách đối với các đơn vị đó.

Ngoài ra, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp từ cán bộ, công chức tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhằm phản ánh tình hình công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam một cách khách quan nhất.

Trong luận văn, tác giả thu thập dữ liệu về các quy trình mua sắm tài sản công các biểu mẫu báo cáo, quy chế chi tiêu nội bộ, báo cáo tài chính, sổ kế toán của các đơn vị thuộc Tổng cục từ năm 2016 đến năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 46 - 47)